Bất ổn kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): Lặp lại “vết xe đổ” của Nhật Bản?
Các dữ liệu kinh tế Trung Quốc trong những tháng gần đây cho thấy nền kinh tế này đã và đang lặp lại con đường của Nhật Bản sau thời kỳ tăng trưởng “nóng”.
>>Trung Quốc thay đổi định hướng chiến lược
Giống với Nhật Bản ở những năm 1990, Trung Quốc đang phải đối mặt với khối nợ khổng lồ, dân số già, căng thẳng với Mỹ và nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính.
Câu chuyện Nhật Bản
Từ thập niên 80, giá cổ phiếu và bất động sản tại Nhật tăng cao tạo ra “bong bóng” kinh tế. Tăng trưởng kinh tế của Nhật những năm 1990 chỉ ở mức 1,5%, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn cầu.
Những năm 2000, liên tiếp mấy đời Thủ tướng Nhật Bản phải thực hiện chương trình nới lỏng định lượng (QE), giúp giá trái phiếu tăng lên và tăng thêm thanh khoản cho nền kinh tế.
Dòng tiền này được cho vay với lãi suất thấp, đối với hai nhóm khách hàng chủ đạo là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mặc dù vậy, khối lượng nợ Chính phủ vẫn tăng nhanh, hiện nay ước khoảng 226% GDP. Khối nợ này là hệ quả của khoảng thời gian “thần kỳ”, khi mô hình tới hạn, vấp phải các vấn đề xã hội, như già hóa dân số, sức sáng tạo của nền kinh tế giảm sút và thiên tai hoành hành.
Hiện nay, kinh tế Nhật đối mặt với 4 thách thức nổi cộm, đó là nợ công cao, đại dịch COVID-19, đình trệ chuỗi cung ứng và hệ thống doanh nghiệp thiếu năng động.
>>IMF: Trung Quốc bất ổn từ những lỗ hổng tài chính
… lặp lại ở Trung Quốc?
Trước đây, hệ thống ngân hàng quốc doanh Trung Quốc phát hành trái phiếu để cung ứng vốn ra nền kinh tế. Nguồn vốn này giúp doanh nghiệp trong nước vay mua tài sản chiến lược, mạnh tay đầu tư; mặt khác giúp đấu thầu quốc tế với các gói tài chính hấp dẫn nhất thị trường.
Nhìn bề ngoài thì những khoản nợ này nằm trong tầm kiểm soát vì giá bất động sản - tài sản thường được dùng làm tài sản thế chấp ngân hàng dường như luôn luôn tăng lên. Nhưng thực chất không phải như vậy.
Trên thực tế, một vòng tròn luẩn quẩn đã và đang diễn ra. Đầu tiên là giá cổ phiếu, rồi đến giá đất lao dốc mạnh. Không chỉ hệ thống ngân hàng lao đao vì nợ xấu và không thể huy động thêm vốn, mà các công ty bắt đầu phá sản, nợ chồng chất, trở thành “bom hẹn giờ” với nền kinh tế. Theo Viện tài chính quốc tế (IIF), tổng nợ trong nước của Trung Quốc đã tăng lên 335% (GDP) vào năm 2020.
Không chỉ chịu gánh nặng nợ lớn, Trung Quốc còn còn đối mặt với tình trạng dân số già giống như Nhật Bản, khiến nguồn cung lao động của nước này ngày càng sụt giảm, qua đó kéo chậm đà tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, căng thẳng trong quan hệ với Mỹ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới kinh tế nước này. Ngoài ra, nước này còn đối mặt nguy cơ vỡ “bong bóng” bất động sản, kéo theo khủng hoảng tài chính.
The Atlantic cho rằng, tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể chỉ đạt 3%/năm vào giữa thập kỷ này. Những dấu hiệu này giống như Nhật Bản ở thời kỳ suy thoái vào thập niên 1990, nhưng đây không phải là tất cả.
Kỳ II: Tác động kinh tế thế giới
Có thể bạn quan tâm
Trung Quốc sắp thiết lập sàn giao dịch tiền kỹ thuật số
10:12, 29/11/2021
Trung Quốc thay đổi định hướng chiến lược
03:19, 28/11/2021
Hiệu ứng domino từ Luật thuế bất động sản của Trung Quốc
04:30, 26/11/2021
Trung Quốc sẽ "thống nhất" Đài Loan?
05:00, 25/11/2021
IMF: Trung Quốc bất ổn từ những lỗ hổng tài chính
05:20, 24/11/2021
Nghĩ về lời tuyên bố của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
05:02, 24/11/2021
Trung Quốc đã bành trướng đến mức nào? (Bài 1)
04:00, 24/11/2021
ASEAN - Trung Quốc: Cùng nhau giữ vững hòa bình, ổn định hợp tác phát triển
14:37, 22/11/2021