Bất ổn kinh tế Trung Quốc (Kỳ II): Tác động kinh tế thế giới

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 05/12/2021 03:04

Những bất ổn trong nền kinh tế Trung Quốc đã và đang ngày càng bộc lộ rõ nét, có nguy cơ kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế thế giới.

 Tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm mạnh qua các quý.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm mạnh qua các quý.

Trước thực trạng trên, Trung Quốc đã đẩy mạnh cải tổ nền kinh tế để giải quyết những bất ổn nói trên.

>>Bất ổn kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): Lặp lại “vết xe đổ” của Nhật Bản?

Đẩy mạnh tái cấu trúc

Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với 4 thách thức lớn: Tăng trưởng tín dụng hậu thuẫn cho khủng hoảng bất động sản; sự lấn át của các đế chế kinh tế internet; không làm chủ công nghệ lõi; và hiệu suất của lĩnh vực sản xuất vốn là động cơ chính của sự phát triển, lại đang dần suy yếu.

Bắc Kinh đã thực sự bước vào thời kỳ tái cấu trúc kinh tế theo hướng tăng tính tự chủ, kích thích tổng cầu trong nước, đẩy mạnh công nghiệp chế tạo. Nhưng tất cả diễn ra trong tầm kiểm soát của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Có vẻ như trong quá trình này, ông Tập Cận Bình đang dùng quyền lực chính trị như một xung lực quyết định tính chất kinh tế, xã hội, quốc gia. Minh chứng là “Nghị quyết lịch sử lần thứ 3” đã được thông qua, bao trùm trong đó là xác định vai trò của lãnh đạo tối cao.

Về kinh tế, mục tiêu cuối cùng là “thịnh vượng chung” - hàm ý bắt đầu thời kỳ “lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”; hệ thống kinh tế tư nhân với hàng loạt “ông trùm” sẽ phải chơi theo luật mới, có trách nhiệm chính trị nhiều hơn, trang trải nhiều chi phí hơn để tạo ra xã hội bình quân về mặt thu nhập.

Trung Quốc đang dựa chủ yếu vào “quyết tâm chính trị” để cải tổ kinh tế, dường như lặp lại cách thức của Liên Xô trước đây.

Theo IMF, chính sách tiền tệ của Trung Quốc nên có sự điều chỉnh, trong bối cảnh lạm phát tăng cao và nền kinh tế vẫn còn trì trệ (ảnh minh hoạ)

Theo IMF, chính sách tiền tệ của Trung Quốc nên có sự điều chỉnh, trong bối cảnh lạm phát tăng cao và nền kinh tế vẫn còn trì trệ (ảnh minh hoạ)

>>Tránh “bẫy nợ” Trung Quốc

Những ảnh hưởng trực diện

Bất ổn kinh tế Trung Quốc sẽ có tác động rất lớn đến kinh tế thế giới. Đầu tiên, “hiệu ứng domino tài chính” sẽ lan đến trên 100 quốc gia đang nhận vốn đầu tư, cho vay, viện trợ từ Trung Quốc trong các dự án hạ tầng cơ sở trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI).

Suy thoái kinh tế Trung Quốc đang đẩy chuỗi cung ứng lún sâu vào tắc nghẽn, khiến hơn 370 mặt hàng thiết yếu trên toàn cầu từ vải vóc, thuốc men, linh kiện máy móc, nguyên liệu đầu vào,… chưa thể tìm ra nhà cung ứng thay thế.

“Siêu chu kỳ hàng hóa” diễn tiến nhanh hơn khi các cuộc khủng hoảng liên tiếp xuất hiện tại Trung Quốc. Giá thực phẩm, dầu, khí đốt trên thị trường quốc tế đang tăng chóng mặt, lên mức cao nhất trong nhiều năm.
Các chuyên gia kinh tế của HSBC ước tính GDP của kinh tế Trung Quốc cứ giảm thêm 1 điểm phần trăm, thì tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore và Việt Nam cũng sẽ giảm theo khoảng 0,7 điểm phần trăm.

Đơn cử, nếu Evergrande tuyên bố phá sản - trong trường hợp ngân hàng cho vay lớn nhất HSBC chỉ thu hồi được 5% nợ, thì toàn bộ số vốn 186 tỷ USD của định chế tài chính này không còn xu nào. “Virus tài chính Trung Quốc” sau đó sẽ lây lan nhanh chóng trên khắp các thị trường tài chính quốc tế khác.

Có thể bạn quan tâm

  • Tránh “bẫy nợ” Trung Quốc

    05:30, 03/12/2021

  • Bất ổn kinh tế Trung Quốc (Kỳ I): Lặp lại “vết xe đổ” của Nhật Bản?

    00:00, 30/11/2021

  • Trung Quốc thay đổi định hướng chiến lược

    03:19, 28/11/2021

  • Hiệu ứng domino từ Luật thuế bất động sản của Trung Quốc

    04:30, 26/11/2021

  • Trung Quốc sẽ "thống nhất" Đài Loan?

    05:00, 25/11/2021

  • IMF: Trung Quốc bất ổn từ những lỗ hổng tài chính

    05:20, 24/11/2021

TRƯƠNG KHẮC TRÀ