Thế giới trang bị cách thức ngăn chặn biến chủng Omicron
Mới đây các chuyên gia thuộc nhiều tổ chức y tế lớn trên thế giới đã đưa ra những khuyến nghị để các nước hạn chế sự lây lan của biến chủng Omicron.
>>Thêm nhiều cách thức phát hiện biến chủng Omicron
Mới đây, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Sức khỏe châu Phi ở Durban (Nam Phi) cung cấp dữ liệu bổ sung từ một nghiên cứu quy mô nhỏ về biến chủng Omicron cho thấy, biến chủng Omicron làm giảm 41 lần kháng thể trung hòa tạo ra ở những người đã tiêm hai liều vaccine Pfizer/BioNTech.
Theo chuyên gia Alex Sigal, người chủ trì nhóm nghiên cứu nhận định "về cơ bản, kết quả cho thấy biến chủng Omicron “làm suy giảm khả năng bảo vệ của vaccine đối với các triệu chứng lây nhiễm Covid-19”.
Cho đến thời điểm hiện nay, khả năng tái nhiễm biến chủng Omicron cao gấp ba lần so với Delta. Dù không có ca nhiễm nào dẫn đến nhập viện và tử vong, cơ quan cho rằng chưa đủ dữ liệu để đánh giá về độc lực, độ nghiêm trọng của biến chủng. Với tốc độ hiện tại, Omicron sẽ chiếm hơn 50% tổng số ca mắc Covid-19 tại Anh vào giữa tháng 12, các chuyên gia ước tính.
Biến chủng Omicron có hơn 50 đột biến, trong đó hơn 30 đột biến nằm ở vùng protein gai, nơi virus sử dụng để bám vào tế bào người. Đây cũng là thành phần được vaccine nhắm đến để đào tạo hệ miễn dịch tấn công virus, chính vì vậy, tốc độ lây lan của biến chủng này được đánh giá là nhanh hơn so với biến chủng Delta đang chiếm ưu thế. Do đó, Tiến sĩ Nick Davies, một trong những nhà nghiên cứu tại Anh đã bày tỏ sự quan ngại trước việc biến chủng Omicron có thể thay thế Delta trở thành chủng thống trị tại một số nước trong thời gian tới.
Chính vì vậy, các nhà khoa học đã tiếp tục đưa ra những khuyến cáo để các chính phủ và người dân thuộc các khu vực chưa ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng Omicron áp dụng nhanh chón, ngăn chặn biến chủng này lây lan diện rộng. Cụ thể, Tiến sĩ Francis Collins, Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, nhấn mạnh, dù Omicron đang được chú ý rộng rãi, song các ca nhiễm và tử vong hiện vẫn do biến chủng Delta.
"Trong thời gian chờ đợi, điều thế giới cần làm là bảo vệ bản thân nhiều hơn", ông Collins nhấn mạnh. Cách đầu tiên làtiêm hai liều vaccine và tiêm tăng cường nếu đủ điều kiện. Đây là phương pháp kích hoạt kháng thể chống lại virus. Ngay cả khi kháng thể không còn hiệu quả với Omicron, chúng vẫn giúp ngăn ngừa các biến chủng khác.
Đồng quan điểm, nhiều chuyên gia cũng khẳng định vaccine Covid-19 vẫn có khả năng bảo vệ con người khỏi nguy cơ bệnh diễn tiến nặng, ngay cả đối với biến chủng Omicron. Đặc biệt, Cơ quan An ninh Y tế Anh (HSA) cho biết liều vaccine Covid-19 thứ ba hiệu quả 70-75% ngăn ngừa Covid-19 thể nhẹ do chủng Omicron gây ra.
>>Chưa có dấu hiệu biến chủng Omicron gây triệu chứng nghiêm trọng
Phát hiện dựa trên phân tích thực tế với 581 người tiêm vaccine Pfizer hoặc AstraZeneca. Các nhà khoa học nhận ra kháng thể trung hòa của vaccine giảm đáng kể sau khi tiếp xúc với Omicron. Tuy nhiên, sau khi tình nguyện viên tiêm liều thứ ba, hiệu quả của AstraZeneca khôi phục lên 70%, Pfizer tăng lên 75%.
Tiến sĩ Mary Ramsay, Trưởng bộ phận Tiêm chủng tại HSA, cho biết: "Chúng tôi nhận thấy vài tháng sau mũi tiêm thứ hai, người dân có nguy cơ nhiễm Omicron cao hơn Delta. Tuy nhiên, nguy cơ này giảm đáng kể sau khi tiêm liều tăng cường, vì vậy chúng tôi khuyến nghị mọi người làm điều này nếu đủ điều kiện".
Bên cạnh đó, các biện pháp được khuyến cáo áp dụng trong các đợt dịch trước như đeo khẩu trang đầy đủ, tránh tụ tập đông người cần được tiếp tục thực hiện. Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tiếp tục khuyến nghị đeo khẩu trang tại nơi công cộng và khu vực có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng cao, bất kể tình trạng tiêm chủng.
Theo hướng dẫn của CDC, người có bệnh nền, đang dùng thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch sẽ không được bảo vệ toàn diện dù đã tiêm phòng. Trong khi đó, đeo khẩu trang giúp giảm hơn 50% nguy cơ mắc Covid-19.
Vì vậy, đeo khẩu trang là biện pháp cần thiết nhằm tránh lây nhiễm nCoV. "Để tối đa hóa khả năng bảo vệ và ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19, người đã tiêm chủng đầy đủ vẫn nên đeo khẩu trang nơi công cộng, ở khu vực có khả năng lây nhiễm cao", CDC nêu rõ. Người dân bắt buộc đeo khẩu trang khi đi máy bay, xe buýt, tàu hỏa và các phương tiện giao thông công cộng khác.
Việc rửa tay thường xuyên là một trong những cách hiệu quả nhất giảm nguy cơ mắc các loại bệnh. CDC đã phát hành hướng dẫn rửa tay bằng xã phòng ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi trở về từ địa điểm công cộng, ho hoặc hắt xì. Nước rửa tay với độ cồn từ 60% trở lên cũng được khuyến nghị.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng coi việc giám sát, phát hiện sớm các ca F0 tiềm ẩn trong cộng đồng là một trong 4 công cụ quan trọng đẩy lùi Covid-19 và biến chủng Omicron. Thông qua các công cụ giám sát, các chính phủ có thể phát hiện sớm những chuỗi lây truyền và khoanh vùng dịch nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm
Thêm nhiều cách thức phát hiện biến chủng Omicron
04:00, 12/12/2021
Omicron và Delta: Đâu sẽ là biến chủng vượt trội?
10:00, 09/12/2021
Chưa có dấu hiệu biến chủng Omicron gây triệu chứng nghiêm trọng
10:46, 08/12/2021
Bộ Y tế: Nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam rất lớn
15:43, 07/12/2021
Biến chủng Omicron: Dấu hiệu của sự kết thúc hay bắt đầu một đại dịch mới?
06:50, 07/12/2021