“Sức bật mới” kinh tế châu Á (Kỳ II): Những “con hổ” mới nổi

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 15/02/2022 11:00

Châu Á trỗi dậy tất yếu sản sinh thêm nhiều “con hổ” mới trên hai phương diện: Thừa hưởng thành tựu phát triển và chủ thể của phát triển.

>>“Sức bật mới” kinh tế Châu Á (Kỳ I): Động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Châu Á gần như đang bị chi phối bởi Trung Quốc, nhưng các chuyên gia cho rằng trong tương lai, Đông Nam Á mới là miền đất hứa.

 Việt Nam là một trong những quốc gia có thu nhập trung bình thấp được WIPO đánh giá là đang bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của thế giới năm 2021.

Việt Nam là một trong những quốc gia có thu nhập trung bình thấp được WIPO đánh giá là đang bắt kịp đà tăng chỉ số đổi mới sáng tạo của thế giới năm 2021.

Lõi phát triển

Cơ hội cho ASEAN là rất lớn khi Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU liên tục nâng cấp quan hệ hợp tác, không chỉ hướng đến mục tiêu kinh tế mà còn cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

Ngày càng xuất hiện cuộc đua âm thầm giữa hai cường quốc giành suất đầu tư vào ASEAN. Nếu như Trung Quốc rót thêm tiền trong các lĩnh vực năng lượng, hạ tầng giao thông, logictics ở Lào, Malaysia, Thái Lan…, thì Mỹ tung ra sáng kiến “B3W”, QUAD mở rộng, “cam kết mạnh” với khu vực ASEAN.

Đặc biệt, Jeff Bezos rót 87 triệu USD vào thị trường thương mại điện tử Indonesia; LEGO đầu tư 1 tỷ USD vào Việt Nam; giao dịch công nghệ ở Đông Nam Á chứng kiến sự bùng nổ trong năm 2021 với 8,4 tỷ USD; Grab đạt được thỏa thuận gọi số vốn khổng lồ 40 tỷ USD…

Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, kinh tế số của Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng gấp 3 lần lên 300 tỷ USD vào năm 2025. Dữ liệu từ công ty theo dõi ngành công nghiệp Preqin cho thấy: “Indonesia, Việt Nam và Thái Lan đều có dân số đủ lớn để hiện thực hóa các cơ hội số hóa ở quy mô kỳ lân”.

>> Triển vọng kinh tế toàn cầu

Các anh hào châu lục

Việt Nam là ngôi sao đang lên ở Đông Nam Á, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế số. Thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất khối với 31% năm 2021, dung lượng thị trường ước đạt 26 tỷ USD vào năm 2025.

Điều này đã thu hút 17 quỹ đầu tư mang đến 800 triệu USD cho vài năm tới, giúp Việt Nam trở thành trung tâm khởi nghiệp tiếp theo ở khu vực.

Động lực vĩ mô đến từ môi trường chính trị ổn định, Chính phủ năng động, giàu nội lực chất xám, sở hữu thiết bị thông minh di động ở top 10 thế giới, giành trung bình 2h/ngày tham gia Intenet. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia được xếp hạng đổi mới sáng tạo nhất trong nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.

Trong khi Indonesia đặt tham vọng trở thành trung tâm logictics hàng đầu Châu Á. Với diện tích rộng lớn, dân số đông, trẻ, xứ vạn đảo này có thể trở thành “Trung Quốc phiên bản 2” về sản xuất ở Châu Á.

Hay như Malaysia cũng đang nổi lên thành một địa điểm thu hút FDI hàng đầu khu vực, với 52 tỷ USD trong năm 2021. Tập đoàn Intel (Mỹ) chọn nước này lập đại bản doanh tại Châu Á gồm Khu Công nghiệp tự do Bayan Lepas ở bang Bắc Penang và Công viên công nghệ cao Kulim ở bang Perak trị giá 7,1 tỷ USD.

Với tiềm năng nói trên, các phái viên của Tổng thống J. Biden đã chọn Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines và Singapore để xúc tiến Thượng đỉnh Mỹ- ASEAN 2022. Theo dự báo của nhiều chuyên gia, các quốc gia này sẽ cấu thành chiến lược Châu Á - Thái Bình Dương mới.

Có thể bạn quan tâm

  • “Sức bật mới” kinh tế Châu Á (Kỳ I): Động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu

    11:14, 10/02/2022

  • ADB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á

    14:32, 14/12/2021

  • Blockchain giúp thúc đẩy thương mại giữa 7 nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương

    05:30, 12/07/2021

  • Lo ngại kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm trong năm 2022

    05:02, 08/02/2022

  • Lạc quan triển vọng kinh tế toàn cầu

    11:00, 07/02/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ