Vai trò của Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng Ukraine
Trung Quốc có thể giữ một vai trò tốt hơn trong cuộc khủng hoảng Ukraine, thay vì ở tình thế như hiện nay.
>>Toan tính của Nga và Trung Quốc tại "sân sau" của Mỹ
Vào tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã phát biểu về vấn đề Ukraine tại Hội nghị An ninh Munich. Theo các nhà phân tích, phát ngôn của Ngoại trưởng tuân theo các nguyên tắc cơ bản đã làm nền tảng cho chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ và là một cách tính toán dựa trên lợi ích của quốc gia.
Tuy nhiên, đây cũng là một cách thức hợp lý để thoát khỏi khủng hoảng tại Ukraine. Mặc dù vậy, có thể quan điểm này sẽ không nhận được sự tín nhiệm, ít nhất là với Mỹ và các đồng minh phương Tây.
Ngoại trưởng Trung Quốc đã nói rằng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của bất kỳ quốc gia nào cũng cần được tôn trọng và bảo vệ, và "Ukraine không phải là ngoại lệ". Đó từ lâu đã trở thành nguyên tắc ngoại giao cơ bản của Trung Quốc.
Bất chấp mối quan hệ ngày càng khăng khít với Moscow, Bắc Kinh kiên quyết từ chối công nhận các nước cộng hòa ly khai Abkhazia và Nam Ossetia sau cuộc chiến giữa Nga với Gruzia năm 2008. Một lần nữa, giống như hầu hết các nước khác, Trung Quốc không công nhận Crimea vào năm 2014.
Như vậy, với Ukraine, Bắc Kinh đều đã và đang tuân theo sự đồng thuận quốc tế. Việc nước này từ chối công nhận hoàn toàn phù hợp với cam kết không can thiệp và tôn trọng “chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ” của một quốc gia.
Mặt khác, với Ukraine, Bắc Kinh không những thiết lập quan hệ chính thức vào năm 1992, mà còn tạo dựng mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ. Ukraine là hành lang thương mại quan trọng giữa châu Âu, châu Á và Trung Đông, khiến quốc gia này trở thành một tâm điểm quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Trung Quốc cũng là khách hàng mua công nghệ quân sự lớn từ Ukraine, nước thừa hưởng năng lực quân sự đáng kể từ Liên Xô. Kiev đã xuất khẩu động cơ máy bay, động cơ diesel cho xe tăng và tên lửa không đối không cho tiêm kích J-11, phiên bản sao chép từ chiến đấu cơ Su-27, trong khi hải quân Trung Quốc sử dụng động cơ của Ukraine cho tàu khu trục, theo báo cáo năm 2014 của Trung tâm Wilson.
Với mối quan hệ gắn bó, Bắc Kinh đã cố gắng đi đúng hướng trong câu chuyện Ukraine. Một mặt, họ đứng về phía Nga, đổ lỗi cho sự mở rộng của NATO gây ra cuộc khủng hoảng và cáo buộc rằng những tuyên bố của Mỹ về một cuộc xâm lược sắp xảy ra đang làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng. Mặt khác, đặc biệt là khi nguy cơ xung đột quân sự ngày càng gia tăng, nước này đã kêu gọi ngoại giao hơn chiến tranh.
>>Trung Quốc và thế cuộc Nga - Ukraina
Trên thực tế, cuộc chiến tranh của Nga là một điều hoàn toàn khác. Theo đánh giá của cây bút Alex Lo của SMCP, nếu nó thực sự diễn ra, điều này sẽ làm phục hồi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và đưa EU đứng sát gần hơn với Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc muốn tạo ra một khoảng cách giữa Mỹ và EU, và giữa các quốc gia thành viên của EU, để tránh một liên minh vững chắc của phương Tây chống lại Bắc Kinh.
Trong khi đó, căng thẳng giữa Nga, Mỹ và châu Âu cũng sẽ góp phần giữ Moscow đứng về phía Bắc Kinh. Trục Bắc Kinh-Moscow chặt chẽ hơn sẽ khuyến khích các đối thủ của Trung Quốc thiết lập các mối quan hệ kinh tế và quân sự gắn bó hơn.
Các chiến lược gia Trung Quốc coi Nga, Mỹ và châu Âu là những nhân tố quyết định quan trọng nhất đối với cán cân quyền lực toàn cầu. Bằng cách củng cố sự chia rẽ giữa Nga và châu Âu, một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine có nguy cơ phân chia các cường quốc quan trọng nhất thành hai khối - một bên là Nga và Trung Quốc, bên kia là Hoa Kỳ và châu Âu, dẫn đến việc tái tạo các thỏa thuận an ninh thời Chiến tranh Lạnh.
Và, về một khía cạnh nào đó, Trung Quốc sẽ phải liên kết với quốc gia được đánh giá là có ít ưu thế hơn so với hai siêu cường còn lại. Do đó, trên sân Ukraine, Trung Quốc đang chơi một trò chơi nguy hiểm và có thể phải hối hận. Có lẽ hơn ai hết, chính Bắc Kinh không muốn thấy một cuộc chiến tranh nổ ra ở Đông Âu, đặc biệt là lúc này.
Nếu Bắc Kinh tìm cách làm theo cách của mình, họ sẽ duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Moscow, bảo vệ mối quan hệ thương mại với Ukraine, giữ EU trong quỹ đạo của mình và tránh ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và EU đối với Moscow trong khi ngăn cản mối quan hệ với Hoa Kỳ xấu đi đáng kể.
Với lập trường nguyên tắc của Trung Quốc, quốc gia này sẽ có vị trí tốt hơn trong cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay sẽ tốt hơn nhiều. Tuy nhiên, phương Tây đã quyết định quốc gia này đứng về phía Nga.
Có thể bạn quan tâm
Toan tính của Nga và Trung Quốc tại "sân sau" của Mỹ
05:00, 21/02/2022
Trung Quốc và thế cuộc Nga - Ukraina
04:50, 20/02/2022
Tham vọng của Nga và Trung Quốc
15:04, 16/02/2022
QUAD gia tăng sức ép lên Trung Quốc
05:30, 13/02/2022
"Mảnh ghép chiến lược" của Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc
04:00, 10/02/2022