Những bài học sau đại dịch COVID-19

CẨM ANH 28/03/2022 03:04

Bài học từ Mỹ sau những đợt dịch COVID-19 đã cho thấy cách các quốc gia cần rút nghiệm khi phải đối phó với một đại dịch lớn.

>>WHO thảo luận điều kiện để tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu do COVID-19

Thế giới cần rút ra những bài học kinh nghiệm hậu đại dịch COVID-19

Thế giới cần rút ra những bài học kinh nghiệm từ đại dịch COVID-19

Trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, các chuyên gia y tế hàng đầu đã coi Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có vị trí tốt nhất để xử lý một đợt bùng phát dịch bệnh truyền nhiễm. Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu năm 2019, đánh giá mức độ chuẩn bị sẵn sàng cho an ninh y tế của mỗi quốc gia đã xếp Mỹ là đứng thứ nhất trong số 195 nước trên thế giới.

Nhưng khi thế giới bước vào năm thứ ba của COVID-19, thực tế chỉ ra Mỹ hoàn hoàn không chuẩn bị cho một đại dịch thực sự có quy mô toàn cầu.

Các chuyên gia nhận định, Mỹ đã không thực hiện việc xét nghiệm diện rộng một cách cần thiết. Nhưng việc xét nghiệm diện rộng đã được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu sớm hơn nhiều với chi phí tương đối rẻ hoặc miễn phí để xác định những người bị nhiễm bệnh, cắt giảm các chuỗi lây truyền và giảm thời gian cách ly đối với khách du lịch quốc tế. Đồng thời, cho phép những người dương tính với COVID-19 nhanh chóng hạn chế tiếp xúc với người khác.

Nếu Hoa Kỳ đã kết hợp xét nghiệm nhanh thường xuyên khi đại dịch mới bùng nổ và đã cho phép quy trình phê duyệt theo quy định nhanh hơn cho các biện pháp xét nghiệm mới, thì nước này có thể kiểm soát tốt hơn số ca nhiễm nặng và tử vong.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng là nước tụt hậu về tỷ lệ tiêm chủng. Về cơ bản, quốc gia này đã dẫn trước phần còn lại của thế giới về nguồn cung. Nhưng ngay cả với ba loại vaccine được đánh giá là an toàn và hiệu quả, hàng triệu người Mỹ đủ điều kiện vẫn chưa được tiêm chủng. Tính đến ngày 21/3, khoảng 18% dân số Mỹ chưa được tiêm mũi đầu. 

Chiến dịch tiêm chủng của Mỹ đã phải đối mặt với những thách thức do người dân thiếu tin tưởng vào chính phủ, cũng như thiếu sự gắn kết cộng đồng. Một phân tích gần đây đã cho thấy, tại các nước có tỷ lệ người dân tin vào chính phủ và cộng đồng cao tỷ lệ thuận với độ bao phủ vaccine COVID-19.

>>Chống dịch COVID-19 - Không có chỗ cho sự xuề xoà

Kể từ sau khi Tổng thống Joe Biden nắm quyền, Mỹ mới thực hiện các bước đi mạnh mẽ để đẩy lùi dịch bệnh

Kể từ sau khi Tổng thống Joe Biden nắm quyền, Mỹ mới thực hiện các bước đi mạnh mẽ để đẩy lùi dịch bệnh

Jay A.Winsten, Giám đốc Viện Chiến lược truyền thông về Sức khỏe cộng đồng Harvard nhận định, "khơi dậy lòng tin vào chính phủ giúp công chúng thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ gia đình và cộng đồng là một trong những khía cạnh phức tạp và khó khăn nhất trong công tác ứng phó với đại dịch".

Việc giúp người dân hiểu được mối nguy hiểm do COVID-19 gây ra khiến họ sẵn sàng hành động nhanh hơn và tin tưởng vào các biện pháp của chính phủ. Chính phủ New Zealand và Đức đã đặc biệt thành công trong nỗ lực cung cấp cho công chúng những thông tin đáng tin cậy dựa trên cơ sở khoa học. Với phong cách truyền thông về khủng hoảng bắt nguồn từ sự đồng cảm, trung thực và cởi mở, các thông điệp đã được đón nhận. 

Một trong những điều đáng chú ý, như Mike Ryan, giám đốc điều hành của Chương trình Cấp cứu Y tế tại Tổ chức Y tế Thế giới chỉ ra, Mỹ thường có phản ứng chậm trễ trong việc thực hiện các biện pháp chính sách, bao gồm cả các biện pháp phi dược phẩm như bắt buộc đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng.

Cụ thể chuyên gia này cho biết, quy định ban đầu của liên bang về việc người dân bắt buộc đeo khẩu trang có hiệu lực vào tháng 2/2021, ngay sau khi Tổng thống Biden nhậm chức, tròn một năm xảy ra đại dịch. Sự chậm trễ của Mỹ đã dẫn đến phản ứng chênh lệch của các tiểu bang, làm dịch bệnh diễn biến khác nhau và khó kiểm soát.

Bây giờ là lúc thế giới cần chuẩn bị tốt hơn trong việc đối phó với đại dịch trong tương lai và ngăn chặn virus tiếp tục đột biến. Để làm được điều này, bên cạnh các biện pháp đối phó trong nước, các quốc gia cần xây dựng mạng lưới liên kết để có những phản ứng kịp thời, tránh bị động như với đại dịch COVID-19.

Có thể bạn quan tâm

  • Dinh dưỡng cần thiết để hồi phục COVID-19 nhanh hơn

    Dinh dưỡng cần thiết để hồi phục COVID-19 nhanh hơn

    01:54, 27/03/2022

  • F0 khỏi Covid-19 dễ bị tiểu đường type II

    F0 khỏi Covid-19 dễ bị tiểu đường type II

    01:15, 25/03/2022

  • Hậu COVID-19: Bồi bổ như nào mới là đúng cách?

    Hậu COVID-19: Bồi bổ như nào mới là đúng cách?

    01:26, 24/03/2022

  • TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Gia hạn thanh tra mua sắm kit xét nghiệm, vaccine COVID-19

    TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Gia hạn thanh tra mua sắm kit xét nghiệm, vaccine COVID-19

    20:23, 23/03/2022

  • Mạng di động Local cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam ký kết chăm sóc sức khỏe người dân hậu Covid-19

    Mạng di động Local cùng Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam ký kết chăm sóc sức khỏe người dân hậu Covid-19

    14:12, 23/03/2022

CẨM ANH