Bất ổn kinh tế thế giới (Kỳ I): Rào cản đà phục hồi kinh tế
Nền kinh tế thế giới bước sang năm 2022 phải đối mặt với nhiều biến cố tiêu cực như dịch COVID-19, chiến sự Nga-Ukraine…
>> “Cơn gió ngược” nào cản kinh tế thế giới?
Những biến cố này làm trầm trọng thêm tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, gây ra tình trạng khủng hoảng lương thực, năng lượng, nguyên liệu...
Chính sách Zero-Covid cực đoan
Đợt bùng phát COVID-19 với biến thể Omicron ở Trung Quốc từ tháng 2/2022 đã làm cho nền kinh tế lớn thứ hai gặp nhiều khó khăn. GDP quý I/2022 của Trung Quốc tăng 4,8% so với mức 4% của quý IV/2021. Tuy nhiên, chỉ số PMI công nghiệp chế tạo trong tháng 3 đã sụt giảm từ 50 điểm trong tháng 2 xuống còn 48 điểm. PMI tháng 4 sụt tiếp xuống 46 điểm và PMI tháng 5 trở lại 48 điểm. Chỉ số PMI giảm xuống dưới mức 50 điểm, cho thấy lĩnh vực công nghiệp chế tạo của Trung Quốc đang bị thu hẹp.
Điều quan trọng, sự phong tỏa hà khắc này không chỉ làm sụt giảm đà tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc, qua đó làm giảm đà tăng trưởng của kinh tế thế giới, mà còn là trầm trọng và kéo dài thêm sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hiểm họa từ chiến sự Nga- Ukraine
Nga và Ukraine chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung lương thực và dầu lửa thế giới. Việc Nga phong tỏa cảng biển Odessa của Ukraine càng khiến tình trạng khan hiếm các mặt hàng lương thực trên thế giới thêm trầm trọng, khiến giá các mặt hàng này tăng vọt.
Về dầu lửa, Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ ba thế giới với tỷ trọng 10,53% lượng dầu xuất khẩu toàn cầu, sau UAE (chiếm 16,13%) và Saudi Arabia (11,54%). Mỹ, Anh, EU và các đồng minh khác đã cấm vận nhập khẩu dầu của Nga và loại Nga ra khỏi SWIFT, khiến giá dầu tăng vọt trên trên 100USD/thùng. Đến nay, giá dầu thô đã tăng khoảng 38%.
Không chỉ làm trầm trọng thêm sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, mà giá dầu và khí đốt tăng đã khiến việc sản xuất phân bón bị đình trệ. Điều này gây ra khủng hoảng lương thực trên toàn cầu, chứ không chỉ ở Trung Đông và châu Phi.
>> "Bóng ma" lạm phát đình đốn đe dọa kinh tế thế giới
Tồi tệ hơn, tình trạng khan hiếm lương thực và thực phẩm kéo dài khiến lạm phát vượt tầm kiểm soát, một số quốc gia như Ấn Độ, Idonesia, Ai cập… đã có phản ứng khá tiêu cực là cấm xuất khẩu một số mặt hàng tương tự nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước.
Bức tranh ảm đạm
Nếu tính cả năm 2021 thì tăng trưởng GDP của Mỹ là 5,25%. Mức thất nghiệp giảm liên tiếp trong năm 2021 xuống mức thấp nhất trong lịch sử ở mức 3,6% vào tháng 3/2022 và tỷ lệ này vẫn đang được duy trì.
Trong nửa quý đầu năm nay, nền kinh tế thế giới vẫn trong quá trình phục hồi tốt. Tuy nhiên, cuộc chiến Nga- Ukraine nổ ra vào ngày 24/2/2022 đã tác động tiêu cực đến đà phục hồi kinh tế thế giới. Trong đó, tăng trưởng GDP quý 1/2022 của Mỹ đã sụt giảm 1,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng GDP của khu vực EU tốt hơn Mỹ với tốc độ tăng trưởng GDP quý 1/2022 đạt 5,2%. Trong khi đó, trong 6 tháng đầu năm nay, GDP Trung Quốc chỉ tăng 2,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng cả năm 5,5% mà Chính phủ nước này đề ra.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Thế giới (WB) đã dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 sẽ ở mức 4,1% (so với mức tăng trưởng cả năm 2021 là 5,7%). Sự giảm sút này chủ yếu mang tính cơ học vì sự phục hồi từ mức thấp sau đại dịch thường là rất cao, sau đó mức phục hồi và tăng trưởng sẽ giảm dần.
Kỳ II: Kinh tế sẽ suy giảm mạnh
Quốc gia nào có nguy cơ đình lạm? Tình trạng giá năng lượng tăng cao khó kiểm soát và sự đứt gãy chuỗi cung ứng dai dẳng gây ra tình trạng khan hiếm hàng nguyên liệu và lương thực, gây ra tình trạng lạm phát trên toàn cầu. Lạm phát ở EU trong tháng 6/2022 đã lên tới 8,6%- đỉnh cao nhất kể từ cuối thập niêm 1980. Tương tự, mức lạm phát ở Mỹ đạt đỉnh hơn 40 năm ở mức 9,1% trong tháng 6/2022. Lạm phát cao và có nguy cơ kéo dài do những tác động từ những yếu tố nêu trên đã buộc FED và các NHTW khác phải tăng mạnh lãi suất để kiểm soát lạm phát. WB lo ngại rằng việc FED tăng mạnh lãi suất sẽ khiến nhiều NHTW ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi sẽ phải làm theo nhằm ngăn chặn nguy cơ lạm phát từ việc đồng tiền của họ mất giá. Điều này đặc biệt không tốt đối với những nền kinh tế lệ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên liệu vì họ sẽ dễ bị rơi vào tình trạng đình lạm. Điều này càng nguy hiểm đối với nền kinh tế nào đang vay nợ nước ngoài quá nhiều. Sự sụp đổ của nền kinh tế Sri Lanka có thể cho thấy nhiều điều phản ánh tình hình nói trên. Mức nợ công của nước này tăng từ 91% GDP lên 119% trong khoảng từ 2018 đến 2021. Trong khi nguồn thu nhập quan trọng của nước này từ xuất khẩu chè sang Nga và Ukraine và nguồn khách du lịch cũng từ hai nước này. Cuộc chiến ở Ukraina đã ngắt gần như ngay lập tức nguồn thu nói trên của Sri Lanka. Tất cả những yếu tố này đã dồn nền kinh tế này vào bế tắc. Nhìn chung, các nền kinh tế đang phát triển có thu nhập thấp có càng nhiều những nhược điểm sau thì càng dễ lâm vào tình trạng đình lạm và/hay thậm chí khủng hoảng khi FED nâng mạnh lãi suất, đó là: nợ nước ngoài lớn; dự trữ ngọai hối không đủ lớn; lệ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu và lương thực; năng lực xuất khẩu không cao; thu hút dòng vốn nước ngoài kém không đủ bù đắp dòng vốn chảy ra; và đối mặt với lạm phát cao. Có thể bạn quan tâm
|