Trung Quốc "xoay xở" hoá giải thách thức tăng trưởng kinh tế

CẨM ANH 10/05/2023 04:00

Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc nên dựa vào sản xuất và công nghệ tiên tiến, đồng thời trau dồi kỹ năng để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.

>>Trung Quốc tái định hình kinh tế

Trung Quốc

Trung Quốc tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại để giành thế chủ động chiến lược

Theo SCMP, phát biểu tại cuộc họp của Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương Trung Quốc cùng các nhà lãnh đạo chủ chốt, Chủ tịch Trung Quốc cho biết: "Đất nước nên tập trung vào nền kinh tế thực, nghĩa là sản xuất, luân chuyển hàng hóa và dịch vụ, thay vì các lĩnh vực như tài chính và bất động sản".

Ông Tập Cận Bình cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của nhân tài, điều cần thiết đối với những nỗ lực không ngừng của Trung Quốc nhằm củng cố sức mạnh nền kinh tế, khi nước này phải đối mặt với hàng loạt những thách thức như áp lực từ Mỹ và thách thức nhân khẩu học đang ngày một gia tăng.

“Chúng ta cần thúc đẩy chuyển đổi và nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống, thay vì để những ngành này thụt lùi thành ngành công nghiệp cấp thấp", báo cáo từ cuộc họp nêu rõ.

Theo thông báo tử Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương Trung Quốc, để xây dựng một hệ thống công nghiệp hiện đại, toàn diện, tiên tiến và an toàn, Trung Quốc nên nắm bắt các cơ hội do cuộc cách mạng khoa học và công nghệ mới mang lại, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo, đáp ứng yêu cầu chung sống hài hòa giữa con người và tự nhiên. “Ðẩy mạnh xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại được hỗ trợ bởi nền kinh tế thực là rất quan trọng để chúng ta giành được thế chủ động chiến lược trong sự phát triển tương lai và cạnh tranh quốc tế”, báo cáo của Ủy ban ghi rõ.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng lưu ý trong cuộc họp rằng, Trung Quốc nên điều chỉnh các chính sách công nghiệp của mình cho giai đoạn phát triển mới và coi an ninh công nghiệp là ưu tiên hàng đầu. Trước đó, Hội nghị công tác kinh tế hàng năm của Trung Quốc vào cuối năm ngoái cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phát triển và an ninh cho các ngành công nghiệp của nước này.

Đặc biệt, một vấn đề cũng được giới chức Trung Quốc quan tâm là vấn đề dân số. Cuộc họp cho biết Trung Quốc sẽ điều phối tốt hơn mối quan hệ giữa dân số, kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường, tối ưu hóa cơ cấu dân số và thúc đẩy phát triển dân số chất lượng cao.

Các quan chức Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện đại với “chất lượng tốt, đủ số lượng, cơ cấu tối ưu hóa và phân bổ hợp lý” để hỗ trợ quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc; Đồng thời cam kết đẩy nhanh nỗ lực xây dựng một hệ thống công nghiệp hiện đại “đầy đủ, tiên tiến và an toàn”, giúp Trung Quốc duy trì lợi thế chiến lược trong tương lai và cạnh tranh quốc tế.

Việc nâng cao tỷ lệ sinh trên mức thay thế và duy trì quy mô dân số không chỉ là vấn đề then chốt của nền kinh tế Trung Quốc, mà còn tác động lớn đến khả năng cạnh tranh về khoa học công nghệ, cũng như với sức mạnh của toàn quốc gia và mức sống của người dân.

>>Giải mã thành công của "Thung lũng Silicon Trung Quốc"

Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức do dân số giảm

Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức do dân số giảm

Hiện nay, Trung Quốc đang trải qua xu hướng giảm tỷ lệ sinh, già hóa dân số và phân hóa dân số theo khu vực. Tháng trước, Liên Hợp Quốc cho biết Ấn Độ đã vượt Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, sau khi Trung Quốc ghi nhận mức giảm dân số đầu tiên trong 6 thập kỷ vào năm ngoái.

Ông Shao Shao Yu, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Oriental Securities nhận định: “Việc các quan chức Trung Quốc bàn thảo về vấn đề cải thiện dân số và chất lượng nguồn nhân lực cho thấy tầm quan trọng và cấp thiết của lĩnh vực này với sự phát triển kinh tế hiện nay. Chuyên gia này nói thêm, Trung Quốc hiện đang không còn lợi thế dân số, điều này có nghĩa là số người trong độ tuổi lao động, những người đã thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc trong những thập kỷ trước, sẽ giảm trong những năm tới.

Đồng quan điểm, ông Huang Wenzheng, một nhà nhân khẩu học cho biết Trung Quốc cần có những chính sách mạnh mẽ hơn để đối phó với cuộc khủng hoảng dân số đang rình rập. “Các chính sách hiện tại có thể không ngăn được tỷ lệ sinh tiếp tục giảm, chứ đừng nói đến việc nâng nó lên. Tỷ lệ sinh thấp không chỉ khiến quy mô dân số Trung Quốc ngày càng thu hẹp mà còn dẫn đến già hóa dân số và giảm số lượng nhân tài. Đó là tác động tiêu cực đến nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng trở lại", ông Huang Wenzheng nhấn mạnh.

Do đó, ông Wenzheng nhận định, Trung Quốc cần nỗ lực hoàn thiện chiến lược phát triển dân số trong thời kỳ mới; hiểu rõ, thích ứng và nâng cao chất lượng tổng thể của dân số, duy trì tỷ lệ sinh và quy mô dân số phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

  • Quan hệ EU - Trung Quốc lại gặp

    Quan hệ EU - Trung Quốc lại gặp "sóng gió"?

    15:38, 09/05/2023

  • Trung Quốc cho phép xử lý các khoản nợ bằng tiền điện tử

    Trung Quốc cho phép xử lý các khoản nợ bằng tiền điện tử

    12:00, 08/05/2023

  • Giải mã thành công của

    Giải mã thành công của "Thung lũng Silicon Trung Quốc"

    03:30, 08/05/2023

  • Tài khóa - Tiền tệ Trung Quốc và cơ hội tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam

    Tài khóa - Tiền tệ Trung Quốc và cơ hội tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam

    04:50, 04/05/2023

  • Trung Quốc sẽ làm gì với dầu mỏ?

    Trung Quốc sẽ làm gì với dầu mỏ?

    12:00, 02/05/2023

  • Nhận diện đúng, trúng, kịp thời thị trường Trung Quốc

    Nhận diện đúng, trúng, kịp thời thị trường Trung Quốc

    19:39, 29/04/2023

CẨM ANH