NATO sẽ "lấn sân" sang châu Á - Thái Bình Dương?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 14/07/2023 04:30

Nhiều khả năng NATO sẽ bành trướng tầm ảnh hưởng sang châu Á - Thái Bình Dương, bởi vì điều này phù hợp với đường lối của một số quốc gia trong khu vực.

NATO họp mở rộng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand

NATO họp mở rộng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand

>>NATO và "mô hình Đức" với Ukraine tại Thượng đỉnh Vilnius

Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Vilnius (Litva) đạt được cam kết cuối cùng về việc kết nạp thêm Thụy Điển; đưa ra quan điểm về mong muốn gia nhập NATO của Ukraine; nghị bàn với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand mở rộng hợp tác an ninh liên lục địa.

Như vậy, hội nghị lần này NATO gặt hái nhiều thành công hơn mong đợi, đặt nền móng cho liên minh quân sự này vươn tầm ảnh hưởng đến châu Á - Thái Bình Dương.

Sự kiện có tính bước ngoặt minh chứng cho tiến trình “Đông hóa NATO” là đề xuất mở văn phòng liên lạc của NATO tại Tokyo. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NATO tiến hành các cuộc tham vấn định kỳ với đồng minh trong khu vực.

Từ lâu, Tokyo và Seoul thể hiện rõ quan điểm đối ngoại, về an ninh quốc phòng dựa vào Mỹ; trong khi đó thương mại, đầu tư vẫn duy trì hợp tác với Trung Quốc. Nhật Bản lo ngại sự bành trướng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông, một khi Trung Quốc thống nhất Đài Loan thì sức ép an ninh càng lớn.

Hàn Quốc chưa bao giờ yên tâm với chính sách quốc phòng của người anh em Bắc Triều Tiên, vì vậy họ cần hợp tác với Lầu Năm Góc để tạo ra tấm khiên an ninh vững chắc hơn.

Vị trí địa lý Australia và New Zealand bị cô lập giữa Thái Bình Dương rộng lớn. Canberra và Wellington coi sự có mặt của hải quân Trung Quốc ở Vanuatu, Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, và Papua New Guinea là mối đe dọa trực tiếp.

Hai quốc gia lớn nhất Châu Đại Dương cũng chọn cách liên minh với phương Tây, tích cực tham gia các cấu trúc an ninh do Mỹ đề xuất như nhóm Bộ tứ Kim cương, Aukus, Liên minh “Ngũ nhãn” UKUSA.

Trung Quốc phản ứng kịch liệt về thông tin NATO mở văn phòng liên lạc tại Tokyo

Trung Quốc phản ứng kịch liệt về thông tin NATO mở văn phòng liên lạc tại Tokyo

>>Kết nạp Thụy Điển, NATO tăng sức ép với Nga

Nếu NATO và những đối tác châu Á - Thái Bình Dương nâng cấp thành công hợp tác ninh quốc phòng giống như cơ chế “NATO+4” thì tham vọng cường quốc biển của Bắc Kinh khó thêm vài phần, nhiệm vụ thống nhất Đài Loan trở nên cam go hơn.

Không lấy làm lạ khi Trung Quốc phản đối kịch liệt động thái mới đây của NATO, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói: “Châu Á là miền đất hứa cho sự hợp tác và phát triển, không nên trở thành nơi diễn ra các cuộc đối đầu địa chính trị,...”

Ngày 10/7, trong khi lãnh đạo các nước Australia và New Zealand chuẩn bị đến Vilnius thì Thủ tướng quốc đảo Solomon Manasseh Sogavare đã tới Bắc Kinh để ký 9 thỏa thuận song phương về hợp tác kinh tế, kỹ thuật và cảnh sát với người đồng cấp Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Sogavare trong một cuộc họp rằng, Bắc Kinh đang tìm cách mở rộng Sáng kiến “Vành đai và Con đường” xuyên Thái Bình Dương và khắp châu Á cũng như châu Phi, với một mạng lưới các cảng và cơ sở hạ tầng khác.

Cục diện châu Á - Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương hiện nay giống như trò chơi đuổi bắt, Mỹ và đồng minh càng tìm cách vây hãm, Trung Quốc càng tìm cách thoát vòng vây. Tình thế hiện nay tại các đảo quốc phía Nam Thái Bình Dương giống như  “cài răng lược”.

Có thể bạn quan tâm

  • Quan hệ NATO - Ukraine sẽ thế nào sau thượng đỉnh Vilnius?

    Quan hệ NATO - Ukraine sẽ thế nào sau thượng đỉnh Vilnius?

    04:00, 13/07/2023

  • Tổng thống Mỹ và chiến thắng tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO

    Tổng thống Mỹ và chiến thắng tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO

    03:00, 13/07/2023

  • Kết nạp Thụy Điển, NATO tăng sức ép với Nga

    Kết nạp Thụy Điển, NATO tăng sức ép với Nga

    04:30, 12/07/2023

  • NATO và

    NATO và "mô hình Đức" với Ukraine tại Thượng đỉnh Vilnius

    05:00, 11/07/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ