"Lỗ hổng" trần giá dầu giúp Nga kiếm lời hàng tỷ đô

TRƯỜNG ĐẶNG 15/08/2023 04:00

Dù bị phương Tây áp mức giá trần 60 USD/thùng, Nga vẫn có thể thu thêm hàng tỷ USD từ một lỗ hổng trong quy định về phí vận chuyển.

Nga đã tận dụng một lỗ hổng trong quy định mức giá trần của phương Tây như thế nào?

Nga đã tận dụng một lỗ hổng trong quy định mức giá trần của phương Tây để kiếm lời.

>>“Mỏ vàng” của kinh tế toàn cầu đang thuộc về ai?

Lâu nay, Nga vẫn tuân thủ trần giá dầu do phương Tây áp đặt nhằm giảm doanh thu từ dầu mỏ của Moscow. Thế nhưng khi tính cả chi phí vận chuyển, số tiền thực tế lại cao hơn nhiều. 

Lý do là bởi trong mức trần giá do G7 áp đặt nhằm vừa giữ cho dầu của Nga lưu thông trong khi siết chặt các khoản thu có thể được sử dụng để tài trợ cho chiến sự Nga - Ukraine, Mỹ và phương Tây dường như "bỏ quên" các giới hạn đối với chi phí vận chuyển.

Lỗ hổng hàng tỷ USD

Hồ sơ hải quan được cung cấp ở Nga từ tháng 12/2022 đến cuối tháng 6/2023 cho thấy giá dầu thô trung bình được vận chuyển đến Ấn Độ khoảng 50 USD/thùng tại các cảng Baltic của Nga. 

Dù chi phí vận chuyển tăng cao, giá dầu Nga vẫn thấp hơn so với thị trường thế giới

Nga được cho là đã thu lợi hàng tỷ USD từ việc áp chi phí vận chuyển cao hơn

Nhưng dữ liệu hải quan Ấn Độ cho thấy giá thực tế được thanh toán ở Ấn Độ sau khi giao hàng – được gọi là giá "chi phí, bảo hiểm và cước phí" (CIF) - trong cùng thời kỳ đã khiến giá dầu tăng lên 68 USD/thùng. Dù vẫn là một sự giảm giá rõ rệt so với giá dầu thế giới - trung bình khoảng 79 USD/thùng trong giai đoạn này – nhưng nó cũng chứng kiến mức tăng 18 USD mỗi thùng so với số liệu được ghi nhận.

Theo các chuyên gia, khoản phí trội này có thể đã rơi vào túi người Nga. Theo Kpler, công ty phân tích dữ liệu, Nga đã vận chuyển 108 triệu thùng từ Baltic đến Ấn Độ từ tháng 5 đến tháng 7 trên 134 tàu với mức phí 17 USD/thùng. Trong khi vào thời điểm đó, công ty định giá Argus ước tính rằng giá vận chuyển thương mại trung bình là 9 USD/thùng, cho thấy rằng việc tính phí quá mức có thể giúp Nga thu về khoảng 800 triệu USD.

Hilgenstock cho biết: “Nếu các công ty và thương nhân dầu mỏ của Nga đồng ý với các loại điều kiện hợp đồng này, thì chúng ta phải giả định rằng một phần chênh lệch đang nằm trong tay Nga — cho dù Nga có sở hữu các tàu chở dầu đang vận chuyển dầu hay không”.

Moscow được cho cũng có phần trong các đội tàu chở dầu. Trong số 134 tàu được Kpler xác định là đang chuyển dầu của Nga đến Ấn Độ từ tháng 5 đến tháng 7, có 23 tàu có liên kết với các thực thể của Nga thông qua tài liệu bảo hiểm, quyền sở hữu hoặc quản lý. Hầu hết trong số này được điều hành bởi Sun Ship Management, công ty đã bị Anh và EU trừng phạt vì có liên quan đến Sovcomflot, đội tàu chở dầu khổng lồ của nhà nước Nga.

Trong ba tháng tính đến tháng 7, khoảng 40% lượng dầu vận chuyển từ Baltic bởi đội tàu có liên kết với Nga. Ước tính chi phí vận chuyển do công ty Argus tính toán có thể lên tới hơn 350 triệu USD doanh thu trên tuyến đường này. Nếu cộng với số tiền phí vận chuyển tăng thêm ước tính 800 triệu USD, các chuyên gia cho rằng các thực thể của Nga đã có thể thu về hơn 1 tỷ USD từ các lỗ hổng này của phương Tây.

Ấn Độ hiện thu mua khoảng 1/4 lượng dầu thô và dầu tinh chế xuất khẩu của Nga. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, xuất khẩu dầu toàn cầu của Nga lên tới 39 tỷ USD trong ba tháng gần nhất. Doanh thu xuất khẩu dầu của Nga trong tháng 7/2023 đạt mức cao nhất kể từ khi giới hạn trần được đưa ra, thậm chí không bao gồm chi phí vận chuyển tăng cao.

"Nước cờ" cao tay của Nga

Việc Nga tuân thủ quy định mức giá trần được cho là động thái khôn ngoan, cho phép Nga được sử dụng các tàu có bảo hiểm phương Tây. Theo ước tính, hơn một nửa số tàu xuất phát từ các cảng của Nga trong quý 2 vừa qua được bảo hiểm bởi các nước G7, với 46 trong số đó do các nhà quản lý tàu Hy Lạp điều hành.

>>Đồng Rúp kỹ thuật số sẽ giúp Nga "né" lệnh trừng phạt?

Thế nhưng, với xu hướng tăng giá dầu thô quốc tế trong tháng qua, lên mức gần 85 USD/thùng, dầu Nga cũng đang tăng giá sát với mốc giá trần. Nếu cộng với chi phí vận chuyển bị áp mức cao như hiện tại, các nhà nhập khẩu dầu Nga có thể bớt mặn mà với mặt hàng này. Một quan chức dầu mỏ Ấn Độ mới đây nói rằng mức chiết khấu dầu Nga hiện chỉ còn từ 2 USD đến 10 USD một thùng.

Ấn Độ tiếp tục là nước thu mua dầu Nga tích cực nhất

Ấn Độ tiếp tục là một trong những nước thu mua dầu Nga tích cực nhất

Chuyên gia Amrita Sen tại tập đoàn Energy Aspects cho biết: “Nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ hiện có thể giảm do chiết khấu không còn lớn như trước. Các ngân hàng nước này cũng đang lo lắng khi có dấu hiệu cho thấy hầu hết các mặt hàng dầu đang giao dịch trên giá trần.”

Dù vậy, sẽ khó có chuyện Ấn Độ hay Trung Quốc từ bỏ "món hời" từ dầu Nga. Bất chấp chi phí tăng thêm, giá dầu thu mua từ Nga vẫn rẻ hơn tương đối so với trên thị trường quốc tế. Riêng trong tháng 5, nhập khẩu của Ấn Độ từ Nga đã đạt mức cao kỷ lục, khoảng 1,95 triệu thùng mỗi ngày, trong khi lượng mua từ Iraq và Arab Saudi giảm, là minh chứng rõ nhất cho điều này.

Có thể bạn quan tâm

  • Đồng Rúp kỹ thuật số sẽ giúp Nga

    Đồng Rúp kỹ thuật số sẽ giúp Nga "né" lệnh trừng phạt?

    04:00, 12/08/2023

  • 2 mối đe dọa lớn với ngành chip trăm tỷ đô của Mỹ

    2 mối đe dọa lớn với ngành chip trăm tỷ đô của Mỹ

    04:00, 14/08/2023

  • “Mỏ vàng” của kinh tế toàn cầu đang thuộc về ai?

    “Mỏ vàng” của kinh tế toàn cầu đang thuộc về ai?

    04:00, 13/08/2023

  • Kinh tế khó khăn, sàn thương mại điện tử Mỹ đang thoái trào?

    Kinh tế khó khăn, sàn thương mại điện tử Mỹ đang thoái trào?

    04:30, 06/08/2023

  • Kinh tế châu Âu chưa có dấu hiệu khởi sắc

    Kinh tế châu Âu chưa có dấu hiệu khởi sắc

    04:34, 01/08/2023

TRƯỜNG ĐẶNG