Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ X): Hệ lụy đầu tiên của giảm phát

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 20/08/2023 05:00

Một số lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn sẽ là "nạn nhân" tiếp theo sau quyết định siết chặt mới đây của Tổng thống Joe Biden đối với kinh tế Trung Quốc.

Norman Cheng, chủ sở hữu Strategic Sports, một trong những nhà sản xuất mũ bảo hiểm lớn nhất thế giới cho biết, việc dịch chuyển hoạt động ra ngoài Trung Quốc được xem là một giải pháp sống còn đối với công ty.

Norman Cheng, chủ sở hữu Strategic Sports, cho biết việc dịch chuyển hoạt động ra ngoài Trung Quốc được xem là một giải pháp sống còn đối với công ty.

>>Trở lực kinh tế Trung Quốc

Sau khi nền kinh tế Trung Quốc công bố thêm nhiều chỉ số không mấy sáng sủa, các nhà đầu tư quốc tế đã bán mạnh cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc - như một biện pháp lánh nạn trước khi các sự cố kinh tế thực sự ập xuống.

Hiện tại, theo số liệu của cơ quan quản lý thị trường ngoại hối Trung Quốc công bố hôm 16/8, lượng trái phiếu mà các nhà đầu tư, định chế nước ngoài nắm giữ đã giảm từ 37 tỷ nhân dân tệ trong tháng 7, xuống còn 3,24 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Cục dự trữ liên bang Mỹ liên tục tăng lãi suất, trong khi Ngân hàng TW Trung Quốc làm ngược lại khiến lợi suất trái phiếu của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới ngày càng vênh nhau, do đó nhà đầu tư không còn muốn nắm giữ trái phiếu Trung Quốc.

Tờ Financial Times dẫn lại báo cáo khảo sát của Bank of America thực hiện với các nhà quản lý quỹ châu Á cho thấy, 84% người được hỏi tin rằng trái phiếu Trung Quốc sẽ suy giảm thời gian dài và họ sẽ cắt giảm tỷ trọng tài sản liên quan đến Trung Quốc trong danh mục của mình.

Khi trái phiếu quốc gia nào đó bị giảm sức mua, rớt giá thì đó chính là “bản báo cáo” đánh giá chân thực nhất của nhà đầu tư với thương hiệu quốc gia ấy, nội hàm là nền kinh tế không có dấu hiệu phục hồi, các lĩnh vực không còn tính hấp dẫn, thậm chí ẩn chứa rủi ro. Vậy đâu là nguyên nhân?

Rõ ràng nhà đầu tư quốc tế “đánh hơi” được sự bất ổn trong nền kinh tế Trung Quốc, chịu sự tác động rất lớn từ quyết định tuần trước của Tổng thống Joe Biden, nghiêm cấm đầu tư vào Trung Quốc hai lĩnh vực chất bán dẫn và AI.

Theo tổ chức nghiên cứu thị trường IC Insights, chất bán dẫn được sản xuất tại Trung Quốc năm 2021 giá trị khoảng 31,2 tỷ USD, trong đó công ty nội địa nắm giữ 12,3 tỷ USD, còn lại thuộc sở hữu của khối doanh nghiệp ngoại như Intel, Samsung.

Quy mô thị trường AI tại Trung Quốc dự báo đạt giá trị 22,66 tỷ USD vào năm 2026. Theo báo cáo của CSET, một nhóm nghiên cứu chính sách công nghệ tại Đại học Georgetown (Mỹ), Mỹ chiếm gần 1/5 đầu tư vào các công ty AI của Trung Quốc trong giai đoạn 2015-2021.

>> "Báo động đỏ" kinh tế Trung Quốc

Riêng hai lĩnh vực này, dòng vốn còn tháo chạy khỏi kinh tế Trung Quốc mạnh hơn trong thời gian tới. Tổng đầu tư lũy kế của Mỹ vào Trung Quốc tính đến năm 2021 là 1.000 tỷ USD. Trong 1 thập kỷ qua, doanh nghiệp Mỹ đổ vào “công xưởng thế giới” 182 tỷ USD.

Hệ quả tất yếu khi kinh tế Trung Quốc giảm phát

Thị trường bất động sản Trung Quốc cũng đang èo uột

Nếu xét trên diện rộng, dòng vốn Mỹ rời khỏi kinh tế Trung Quốc không chỉ dừng lại ở con số vài chục tỷ USD. Đây là lời cảnh báo đầy sức nặng với nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất thế giới 20 năm qua.

Vấn đề tại Trung Quốc hiện nay là tham chiếu rất có giá trị với các nền kinh tế tăng trưởng phụ thuộc phần lớn vào vốn đầu tư nước ngoài - nhà đầu tư rời đi sau khi khai thác hết lợi thế cạnh tranh.

Hoặc, trong trường hợp Trung Quốc, mâu thuẫn chính trị, ngoại giao và sự thay đổi cấu trúc trật tự toàn cầu là nguyên nhân khiến Washington chĩa mũi dùi vào Bắc Kinh. Nếu như năm 2018, phần lớn chúng ta chưa hiểu mấy về chiến tranh thương mại, công nghệ và hệ lụy của nó thì đến nay các câu hỏi trên đã đang được giải mã phần nào.

Có thể bạn quan tâm

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VIII): “Núi nợ” bủa vây nền kinh tế

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VIII): “Núi nợ” bủa vây nền kinh tế

    05:10, 19/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VII): Dòng vốn đầu tư nước ngoài

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VII): Dòng vốn đầu tư nước ngoài "tháo chạy"

    04:00, 19/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VI): Doanh nghiệp nước ngoài

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ VI): Doanh nghiệp nước ngoài "khủng hoảng niềm tin"

    02:45, 19/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ V): Ưu tiên củng cố quyền lực chính trị

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ V): Ưu tiên củng cố quyền lực chính trị

    05:10, 18/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IV): Hé lộ lý do

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ IV): Hé lộ lý do "cỗ xe" kinh tế bị trục trặc

    03:15, 18/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ III): Nguy cơ

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ III): Nguy cơ "lỗi hẹn" mục tiêu tăng trưởng

    04:45, 17/08/2023

  • Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ II): “Thế lực” nào đang cản trở?

    Trở lực kinh tế Trung Quốc (Kỳ II): “Thế lực” nào đang cản trở?

    03:35, 17/08/2023

TRƯƠNG KHẮC TRÀ