Vì sao Mỹ nới lỏng cấm vận Venezuela?

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 21/10/2023 04:30

Mỹ vừa cần, vừa lo ngại Venezuela. Đây là lý do mà nhiều đời Tổng thống Mỹ đã hành xử "tiền hậu bất nhất" với quốc gia Nam Mỹ này.

Mỹ đã cấp quyền giao dịch dầu mỏ trở lại với Venezuela

Mỹ đã cấp quyền giao dịch dầu mỏ trở lại với Venezuela

>>Xung đột Israel - Hamas sẽ kéo theo khủng hoảng dầu mỏ?

Ngày 18/10, Bộ Tài chính Mỹ phát đi thông báo nới lỏng phần lớn lệnh cấm vận nhằm vào ngành dầu khí Venezuela sau khi chính phủ quốc gia Nam Mỹ đạt được một số thỏa thuận căn bản với phe đối lập.

Quan hệ Mỹ và Venezuela căng thẳng từ năm 2019 với việc Washington cùng 60 quốc gia công nhận nhà lãnh đạo đối lập Joan Guaido và áp đặt trừng phạt vào chính quyền Tổng thống Nicolas Maduro.

Theo đó, Đặc lệnh trừng phạt của Mỹ đã “đóng băng” hàng tỷ USD của Venezuela ở nước ngoài cũng như ngăn các giao dịch dầu thô, vốn chiếm tới 96% nguồn thu của quốc gia Nam Mỹ, qua đó gây kiệt quệ nền kinh tế và đẩy Venezuela vào cuộc khủng hoảng sâu sắc với nhiều hệ lụy.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, sự chú ý có phần quá đáng của Nhà trắng tại khu vực Nam Mỹ xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó có lý do chính trị, khu vực này từng là sân sau của Mỹ, vì vậy Washington không muốn trào lưu cộng sản lớn mạnh ở Mỹ Latin.

Cuba bị phong tỏa ngặt nghèo, Venezuela rơi vào tình cảnh tương tự sau khi nước này chuyển hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa. Tổng thống Maduro khẳng định: “Chúng ta sẽ tiến tới sự thịnh vượng mới, tới giai đoạn mới của phúc lợi, tới chủ nghĩa xã hội hình thái Bolivar”.

Dẫu vậy, Venezuela có phần may mắn hơn nhờ sở hữu trữ lượng lớn dầu mỏ, có quyền lực đáng kể trên thị trường năng lượng toàn cầu. Chính vì vậy, sau khi chiến sự Nga - Ukraine xảy ra, nguồn cung dầu mỏ bế tắc, Tổng thống Biden ngỏ ý thương lượng với Venezuela để tìm giải pháp hạ nhiệt giá dầu.

Đề xuất này không được Caracas chấp thuận, sau đó Saudi Arabia và OPEC liên tiếp cắt giảm sản lượng dầu. Điều này khiến công cuộc chống lạm phát ở Mỹ và châu Âu càng thêm khó khăn cho dù Mỹ đã xả kho dự trữ dầu chiến lược.

Bị cấm vận khiến Venezuela rơi vào khủng hoảng sâu sắc

Lệnh cấm vận của Mỹ khiến Venezuela rơi vào khủng hoảng sâu sắc. Ảnh TTXVN

>>Dầu mỏ đang lật đổ "đế chế" Petrodollars

Lần này cũng không ngoại lệ, Nga đang bị cấm vận dầu mỏ; OPEC chưa có động thái tăng sản lượng khai thác dầu, cộng hưởng với xung đột Israel - Hamas, có thể khiến tình hình dầu mỏ toàn cầu hoàn toàn bất định.

Do vậy, việc Mỹ nới lỏng cấm vận Venezuela không nằm ngoài mục đích bình ổn nguồn cung năng lượng, hỗ trợ quyết định ngưng tăng lãi suất của FED, có lợi cho kinh tế Mỹ.

“Nhẹ tay” với đối thủ là chiến lược xuyên suốt của đảng Dân chủ nói chung và cách tiếp cận của nội các ông Biden nói riêng. Nước Mỹ vẫn muốn kiểm soát mọi thứ bằng sợi “lạt mềm buộc chặt”.

Mỹ sẽ giám sát cuộc bầu cử sắp tới ở Venezuela, Tổng thống Nicolas Maduro - người không được lòng phương Tây vì công khai khuynh hướng chính trị đối lập với hệ thống tư bản chủ nghĩa sẽ phải đương đầu với lực lượng chính trị do Mỹ hậu thuẫn.

Trước sau gì người Mỹ vẫn quyết tâm bình định khu vực Latin, phòng trừ các quốc gia thân thiết với Trung Quốc, Nga ngay sát nách lãnh thổ.

Cuộc khủng hoảng tên lửa hạt nhân ở Cuba là bài học xương máu với Mỹ, sự việc diễn ra vào tháng 10/1962 khi nhà lãnh đạo Nikita Khrushchev quyết định triển khai tên lửa hạt nhân ở Cuba để đáp trả việc Hoa Kỳ triển khai 15 tên lửa tầm trung PGM-19 Jupiter tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Có thể bạn quan tâm

  • Dầu Nga “lách” cấm vận chảy về châu Âu

    Dầu Nga “lách” cấm vận chảy về châu Âu

    05:00, 04/05/2023

  • "Nước cờ" cao tay của Phương Tây khi cấm vận dầu mỏ Nga

    04:30, 07/02/2023

  • Mỹ, châu Âu còn “dư địa” nào cấm vận Nga?

    Mỹ, châu Âu còn “dư địa” nào cấm vận Nga?

    04:30, 23/01/2023

  • Nga khó

    Nga khó "miễn nhiễm" lệnh cấm vận của Mỹ và EU

    04:30, 27/08/2022

  • Cấm vận gia tăng, kinh tế Nga

    Cấm vận gia tăng, kinh tế Nga "tổn thương" nặng trong dài hạn

    14:24, 29/08/2022

TRƯƠNG KHẮC TRÀ