Thúc đẩy khởi nghiệp không đúng cách là tội ác đối với tuổi trẻ

Th.s. Vũ Tuấn Anh - Chuyên gia Chuyển đổi số - Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp 08/05/2018 16:09

Khởi nghiệp cần được hiểu là tâm thế, là sáng tạo, là đổi mới chứ không phải là mở hàng trăm ngàn doanh nghiệp bé tí xíu rồi thất bại ngày mai.

Trưa chủ nhật sau khi dạy xong , tôi định ăn cơm. Có điện thoại reo và một giọng nam hỏi anh có phải là anh Tuấn Anh phụ trách hỗ trợ khởi nghiệp “Tôi cũng không bất ngờ vì số phone được đặt trên FB và các bạn khởi nghiệp vẫn hỏi tôi về một câu chuyện gì đó cần tư vấn. Tuy nhiên giọng của cậu thanh niên tỏ rất lo lắng và sợ hãi. Tôi nhận lời.

Tới gặp một cậu thanh niên khoảng 27-28 tuổi khá thông minh và sáng sủa tuy nhiên gương mặt thất thầt và đầy lo âu. Cậu tâm sự: em là sinh viên kinh tế của 1 trường (không tiện nêu tên) nằm trong top 5 trường kinh tế tại TP HCM. Em vào đại học năm 2009 và tốt nghiệp năm 2013 vào đúng thời điểm phong trào khởi nghiệp, nhưng quê em ở miền Trung và hoàn gia đình khá khó khăn. Trong 4 năm làm sinh viên em có dạy thêm và kiếm được gần 30 triệu và mua được 1 xe máy. Trong số sinh viên cùnng khóa em có thể gọi là thành đạt. Năm 2013 sau khi được truyền cảm hứng vì phong trào khởi nghiệp từ quốc gia khởi nghiệp của Trung Nguyên em biết anh từ hồi đó khi anh làm diễn giả trong buổi chung kết.

Em quyết định khởi nghiệp quán cafe sau 1 năm thì lỗ vốn phải bán xe đi trả nợ. Tay trắng hoàn tay trắng. Em liều về nhà nói dối bố mẹ là xin việc trong 1 doanh nghiệp và cần 50 triệu để xin vào vị trí ngon. Bố mẹ tin em cầm cố ruộng cho em 50 triệu. Em vào trong TP HCM khởi nghiệp lần 2 bằng cách mở cửa hàng online, mở shop online theo phong trào haravan. Cũng hơn thì tiền vốn cũng hết bay vì tiền marketing, tiền trả mặt bằng, tiền mua hàng một đống tồn kho để đấy cộng thêm nợ vài chục triệu từ bạn bè người thân.

Giờ em không dám gặp ai, trốn nợ trong TP HCM, tết vừa rồi em không dám về nhà vì bố mẹ hỏi đòi tiền để trả nợ, cả gia đình em ở quê có hai đứa em cũng phải làm thêm để trả nợ khoản tiền cầm cố, đứa em thứ nhất của em học giỏi nhưng năm nay không dám xét tuyển đại học vì gia đình không có tiền. Em ở đây thì sống chui sống nhủi có 1 -2 đứa bạn cưu mang sống qua ngày.

Em nghĩ lại thiệt là dại, mấy đứa bạn em cùng lớp học kém hơn em giờ đi làm việc lương cũng gần chục triệu một tháng. Em dại quá nghe theo phong trào khởi nghiệp giờ thành gánh nặng cho gia đình, khi hô hào khởi nghiệp thì ai cũng hồ hởi, tuy nhiên tới lúc làm thì chẳng có ai giúp mình cả, em có đọc quyển sách khởi nghiệp ngay sạt nghiệp luôn của anh vô cùng thấm thía. Và đó cũng là lý do em gọi anh để được nghe lời khuyên làm thế nào bây giờ.

Tôi nghe xong vị đắng cafe còn mãi, Tôi là 1 trong những người phản đối mãnh liệt việc hô hào phong trào khởi nghiệp một cách không cẩn thận chẳng khác nào lùa hàng triệu bạn sinh viên vào lò sát sinh khởi nghiệp.

Khởi nghiệp nó khắc nghiệt trần trụi chẳng kém gì show biz . một ca sỹ thành danh trên ánh đèn sân khấu là hàng chục ngàn bạn trẻ banh thây khi cố gắng làm ca sỹ.

Còn bao nhiêu bạn trẻ như thế này nữa, còn bao nhiêu bạn startup đang đốt thời gian sức lực vào giấc mơ ảo vọng mở doanh nghiệp lên sàn gọi vốn hàng tỷ đô

Tôi có khuyên bạn đó hãy bình tĩnh chấp nhận thực tạ i- hãy nói thật với gia đình và bè bạn – đừng sĩ diện trong hào quang startup giả tạo – hãy sống thật với mình – hãy quay lại làm thuê- làm thuê cần phải coi là quốc sách thay vì hô hào nhà nhà khởi nghiệp người người startup hiện nay.

Việt Nam cần phải là Quốc gia đi làm việc chuyên nghiệp trước khi đại nhẩy vọt thành quốc gia khởi nghiệp ngay – quốc gia sạt nghiệp luôn.

Khởi nghiệp cần được hiểu là tâm thế, là sáng tạo, là đổi mới chứ không phải là mở hàng trăm ngàn doanh nghiệp bé tí xíu rồi thất bại ngày mai.

Nhấn nhủ các bạn trẻ - lúc vui thì nhà nước đoàn thể lãnh đạo vỗ tay vào tới lúc phá sản hoạn nạn thì chẳng có mặt nào bên cạnh các bạn để giúp các bạn khi phá sản khi trả nợ

Ông Vũ Tuấn Anh, Trưởng dự án Khởi nghiệp - Cộng đồng của Tập đoàn Hoa Sen, đã nhận xét như vậy và cho rằng một số dự án khởi nghiệp đồng loạt đã tạo ra một thế hệ sinh viên hoang tưởng hay còn gọi là “ngộ độc” khởi nghiệp.

Ông Tuấn Anh cho rằng hào quang của khởi nghiệp cũng như showbiz, một ca sĩ thành danh thì có hàng vạn bạn trẻ thất bại. Thực tế, khởi nghiệp đòi hỏi sự lăn lộn, khó khăn, căng thẳng, thời gian làm việc từ 12 đến 15 tiếng mỗi ngày. Thậm chí đối mặt với nợ nần, ế ẩm, khách hàng xỉ vả hay gia đình hoài nghi.

Theo ông Tuấn Anh, tinh thần khởi nghiệp cần được thúc đẩy nhưng cần minh định khởi nghiệp không phải là mở công ty, mà bắt nguồn từ sáng tạo, tạo ra giá trị mới và khát khao hoàn thiện nó.

Th.s. Vũ Tuấn Anh - Chuyên gia Chuyển đổi số - Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp