Câu chuyện khởi nghiệp thành công của 3 chàng trai Mỹ trên đất Trung
Câu chuyện khởi nghiệp của Thornhill, Charlie và Tyler được truyền thông địa phương ví như "giấc mộng Trung Hoa".
Những ngày đầu lập nghiệp, Jay Thornhill, Charlie Erickson và Tyler McNew đã phải vật lộn với những khó khăn về ngôn ngữ, hợp đồng lao động, rồi thuế. Nhưng với niềm đam mê và nỗ lực, con đường thành công ngày càng mở rộng chào đón họ ở phía trước.
Ngay khi tốt nghiệp đại học Southern California vào năm 2007, Jay Thornhill đã lên một kế hoạch. Anh đến ba châu lục khác nhau để dạy tiếng Anh trong vòng một năm trời trước khi trở về California để bắt tay thực hiện công việc của mình. 10 năm sau, anh đang sinh sống và làm việc tại Trung Quốc.
Năm 2016, Thornhill cùng với 2 người Mỹ khác sống cùng tòa nhà mở một công ty ở Thượng Hải. Công ty tên Baopals là một diễn đàn thương mại điện tử cho phép người nước ngoài đang sinh sống ở Trung Quốc có thể mua được các sản phẩm từ Anh thông qua các trang web thương mại điện tử khác của Trung Quốc như Tmall và Taobao.
Diễn đàn này hoạt động bằng cách lấy dữ liệu từ hai trang web Alibaba và dịch thông tin sang tiếng Anh. Baopals cũng đề xuất một trung tâm hỗ trợ khách hàng để giúp quản lí kinh doanh thuận tiện và logic. Họ cũng thêm vào mức phí dịch vụ bắt đầu là 5% cho mỗi sản phẩm.
Nói về ý tưởng thành lập diễn đàn này, Thornhill cùng hai người đồng sáng lập là Charlie Erickson và Tyler McNew cho biết là vì họ nhận thấy mua sắm online là một việc rắc rối và bất tiện cho người nước ngoài ở Trung Quốc. Trước khi diễn đàn được lập ra, cả ba thường phải nhờ những người bạn Trung Quốc mua hàng và thanh toán giúp họ.
Thornhill chia sẻ với tờ CNBC những ngày đầu lập nghiệp "chúng tôi phải tìm ngôn ngữ, hợp đồng lao động và cả cách làm thế nào để giải quyết vấn đề về thuế, thực sự là rất khó khăn. Chúng tôi không thể chắc chắn liệu chúng tôi có đến mức phá sản rồi mất luôn căn hộ hay không".
Hiện tại, họ đã có một văn phòng rộng rãi với 40 nhân viên, trong đó 15 người là người nước ngoài và 25 người là công dân Trung Quốc. Công ty cũng đã bán ra được hơn 2 triệu sản phẩm qua trang web, đạt doanh thu 14 triệu đô la từ khi hoạt động.
Sau khi gây được tiếng vang, Baopals đã được truyền thông địa phương chú ý đến. Cả ba cũng đồng thời trở thành những người ngoại quốc đầu tiên đưa nhóm của mình đến với chiến thắng "Top 10 doanh nhân đầy triển vọng ở Thượng Hải" do chính chính quyền Thượng Hải vinh danh.
Đặc biệt, Thornhill thậm chí đã từng xuất hiện trong chương trình "Shark Tank" bản Trung với tên gọi Maker China - nơi Thornhill được các nhà đầu tư chọn nhưng bị giảm số vốn đầu tư. Câu chuyện khởi nghiệp của Thornhill, Charlie và Tyler được truyền thông địa phương ví như "giấc mộng Trung Hoa".
Alibaba là một đối tác hỗ trợ cho công ty của Thornhill thậm chí còn mời những nhà khởi nghiệp này tới trụ sở chính ở Hàng Châu tham quan. Gã khổng lồ công nghệ này cũng đề cao Baopals trên trang web chính thức LinkedIn của họ.Tuy nhiên, vì sự thành công của Baopals chỉ dựa vào một công ty, vậy nên hình mẫu kinh doanh của nó có khả năng được nâng cao nếu Alibaba cũng cho khởi động Taobao và Tmall với phiên bản tiếng Anh.
Thornill cho biết: "Chúng tôi không nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào về điều đó trong công việc. Baopals chỉ là một thị trường nhỏ trong khi diễn đàn của họ lại dành cho toàn bộ người dân Trung Quốc, hơn nữa thực hiện toàn bộ việc này cho một thị trường nhỏ như vậy e là rất khó để họ có thể ưu tiên thực hiện". Hiện tại, Alibaba đã có AliExpress với mục tiêu hướng tới những khách hàng quốc tế. Tương tự, Thornhill cũng đã nhìn ra những kế hoạch tiềm năng tương lai cho chính công ty.
"Mục tiêu của chúng tôi đang là xây dựng một công ty càng ngày càng vững mạnh hơn và một diễn đàn mua sắm hiệu quả hơn, nếu một ngày nào đó chúng tôi ngồi vào vị trí mà Alibaba đang nói về việc sát nhập thì thật tuyệt vời. Chúng tôi chào đón những cuộc đàm phán và cùng chờ xem điều đó có ý nghĩa gì với công ty."
CNBC đã liên hệ phía Alibaba tuy nhiên đại diện công ty cho biết họ không tiết lộ gì về chiến lược đầu tư của họ.
Góc nhìn khác cuộc sống của một CEO: Có những đánh đổi, đớn đau sau ánh hào quang mà chỉ người trong cuộc mới thấu hiểu, đừng nhìn bề ngoài mà nghĩ họ "sung sướng"