Đại học Quốc gia TPHCM: Hướng đến "đại học khởi nghiệp"
Từ năm 2014, lãnh đạo ĐHQG TPHCM đã có chủ trương xây dựng ITP thành một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, gắn kết với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại TPHCM và quốc gia.
Với vị trí là một trong 3 “mỏ neo” quan trọng (cùng với khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu Công nghệ cao quận 9 TPHCM) của Khu đô thị sáng tạo phía Đông, Đại học Quốc gia TPHCM chủ trương đến năm 2020 sẽ xây dựng khu công nghệ phần mềm (ITP) trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Dạy khởi nghiệp thế nào cho hiệu quả?
Tại hội thảo “Vị trí, vai trò của đại học khởi nghiệp trong phát triển đô thị sáng tạo, thông minh" tổ chức ngày 9-1, PGS.TS. Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học quốc gia TPHCM (ĐHQG TPHCM), cho biết bản chất của khu đô thị đại học sáng tạo, thông minh là nơi có các hoạt động sáng tạo và khởi nghiệp diễn ra với cường độ và mật độ cao.
Từ năm 2014, lãnh đạo ĐHQG TPHCM đã có chủ trương xây dựng ITP thành một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, gắn kết với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tại TPHCM và quốc gia.
Đến nay, ITP đã và đang trực tiếp hỗ trợ 40 dự án khởi nghiệp, với khoảng 1/3 số dự án này đã gọi được vốn đầu tư "ươm mầm" (seed fund), giai đoạn pre-serie A. Các dự án khởi nghiệp này trực tiếp tạo ra hơn 300 việc làm và là môi trường thực tập của hàng trăm sinh viên mỗi năm.
ĐHQG TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2020, ITP sẽ trở thành hệ sinh thái khởi nghiệp năng động ở phía đông thành phố, là nơi tập trung của khoảng 100 doanh nghiệp khởi nghiệp với 2.000 việc làm và là nơi thực tập, học tập của 2.000 sinh viên mỗi năm.
Trong thời gian tới, ĐHQG TPHCM sẽ tập trung phát triển cơ sở hạ tầng cứng (cơ sở hạ tầng đô thị ĐHQG TPHCM) và mềm (hạ tầng công nghệ thông tin) tạo điều kiện thuận lợi để triển khai có hiệu quả các mô hình hợp tác 3 nhà (triple helix model) hay 4 nhà (quadruple helix model) góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại khu vực Đông TPHCM.