Vì sao startup kỳ lân Ấn Độ đầu tư 50 triệu USD vào lĩnh vực du lịch ở Việt Nam?
Sau Indonesia, Việt Nam trở thành sân chơi lớn tiếp theo ở Đông Nam Á cho Oyo, với mục tiêu 20.000 phòng khách sạn vào cuối năm 2020.
Oyo Hotels & Homes sẽ đầu tư 50 triệu USD để mở rộng tại Việt Nam. Startup này đã có mạng lưới 90 khách sạn với 1.500 phòng tại 6 thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc, Vũng Tàu và Nha Trang trong vòng 3 tháng qua. Giám đốc Oyo Việt Nam, Dushyant Dwibedy tuyên bố, mục tiêu của họ là tăng lên 20.000 phòng tại 10 thành phố của Việt Nam vào cuối năm 2020.
Oyo là một ứng dụng đặt phòng theo ngân sách của khách hàng, tương tự như Airbnb. Oyo hợp tác với các khách sạn để cung cấp trải nghiệm tốt nhất cho khách du lịch trên khắp các thành phố. Theo đó, các khách sạn, nhà nghỉ bình dần cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định về chất lượng dịch vụ của Oyo. Tham gia chuỗi Oyo, chủ sở hữu khách sạn sẽ phải cải tạo chất lượng dịch vụ của mình nếu chưa đạt chuẩn.
Oyo cũng đang mở rộng nhanh chóng ở Indonesia và trở thành chuỗi khách sạn hàng đầu tại đây. Chỉ trong 9 tháng, Oyo cho biết tị trường Indonesia đã có 720 khách sạn với 20.000 phòng trên 80 thành phố của Indonesia trong mạng lưới của họ. Họ đang lên kế hoạch cho 308 khách sạn khác, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong vòng 2 tháng tới.
Nói cách khác, nếu có thể mở rộng nhanh chóng ở Indonesia, với khoản đầu tư 100 triệu USD, không có lý do gì họ không thể lặp lại kỳ tích tại Việt Nam. Dwibedy cho biết việc phát triển nhanh tới con số 90 khách sạn tại Việt Nam trong vòng 3 tháng sẽ phục thuộc vào một số yếu tố.
Thứ nhất, Việt Nam có rất nhiều khách sạn ở quy mô nhỏ, tức là các tòa nhà có từ 20 đến 40 phòng, hoặc ít hơn 20 phòng. So với các khách sạn bình dân ở Indonesia, Malaysia hay Philippines, các khách sạn mini này có nhu cầu phân bổ chi phí cố định cao hơn thông qua mạng Oyo, trong khi người Việt Nam lại cởi mở hơn với việc thử nghiệm công nghệ.
Hơn thế nữa, khi đã vào Indonesia, Malaysia và Philippines, Oyo đã có kinh nghiệm với thị trường Đông Nam Á. Sự hỗ trợ của các chi nhánh khác trong khu vực là vô giá.
Oyo tự hào rằng họ có thể xác định các phòng nghỉ bình dân và cải tạo chúng chỉ trong vòng 10 ngày, tạo ra nhu cầu trên cả các kênh online và offline, sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động.
Nhưng sự hoài nghi về Oyo, phần lớn xoay quanh những thách thức về hoạt động và tài chính, đang gia tăng nhanh chóng với tốc độ mở rộng chóng mặt của startup này trên toàn cầu.
Dwibedy cho biết: Oyo có giá phòng trung bình 17 USD (gần 400.000 VND) ở Việt Nam hiện tại. Mặt khác, doanh thu của họ cũng tăng đáng kể với phi vụ nhượng quyền thương mại Oyo. Oyo Đà Nẵng đã tăng 150% tỷ lệ kín phòng sau khi thiết kế lại và xây dựng thương hiệu Oyo toàn diện. Điều này, cùng với hệ thống quản lý giá cả và doanh thu thông minh, làm tăng tới 50% doanh thu cho trong 3 tháng cho chủ khách sạn.
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt tại Việt Nam, vì Việt Nam thì vốn không thiếu nhà nghỉ giá rẻ. Homeshared cũng đang phát triển ồ ạt , theo báo cáo của Skift. Nguồn cung phòng khách sạn đã tăng tới 40%, mặc dù các phòng này phần lớn nằm trong phân khúc ba sao đến năm sao.
Năm 2018, Việt Nam đã được tổ chức du lịch thế giới xếp thứ 3/10 quốc gia tăng trưởng du lịch cao nhất, tăng 3 bậc so với năm 2017.
Oyo có khả năng lặp lại kỳ tích của họ ở Việt Nam, nhưng hơn bao giờ hết, họ sẽ cần thể hiện rằng mình không chỉ mở rộng quy mô mà còn tăng lợi tức đầu tư cho cả chủ sở hữu tài sản.