Grab rót vốn vào các startup Việt Nam, Malaysia để trở thành siêu ứng dụng

Theo Nikkei Asian Review 02/08/2019 04:16

Grab cho biết sẽ đầu tư mạnh vào các startup nhỏ hơn ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt tại Việt Nam và Malaysia.

Mục đích của Grab là trở thành một siêu ứng dụng “tất cả trong một”. 5 lĩnh vực mục tiêu để rót vốn vào các startup bao gồm: công nghệ di động, dịch vụ tài chính, thực phẩm, hậu cần, trí tuệ nhân tạo (AI) và giáo dục trực tuyến.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review, ông Chris Yeo – Giám đốc phụ trách bộ phận đầu tư Grab Ventures đã tiết lộ ý định rót vốn vào các startup Việt Nam, Malaysia. Ông Yeo cho biết, Grab có kế hoạch thực hiện từ 2-4 vụ đầu tư chiến lược vào các startup mỗi năm, và đối tượng sẽ là các công ty thuộc Series B hoặc giai đoạn huy động vốn cao hơn. Hầu hết các khoản đầu tư này sẽ là thâu tóm cổ phần thiểu số. Ngoài ra, Grab cũng “tích cực tìm kiếm các cơ hội thâu tóm toàn bộ doanh nghiệp”, ông Yeo cho biết.

Grab sẽ đầu tư mạnh vào các công ty khởi nghiệp (startup) nhỏ hơn ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt tại Việt Nam và Malaysia, nhằm mục đích trở thành một siêu ứng dụng “tất cả trong một”. Ảnh: Reuters.

Grab sẽ đầu tư mạnh vào các công ty khởi nghiệp (startup) nhỏ hơn ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt tại Việt Nam và Malaysia, nhằm mục đích trở thành một siêu ứng dụng “tất cả trong một”. Ảnh: Reuters.

Chiến lược của Grab hiện nay là tập trung vào mục tiêu trở thành siêu ứng dụng của khu vực. Ngoài dịch vụ chính là gọi xe, Grab còn đang phát triển những dịch vụ khác như giao đồ ăn và thanh toán kỹ thuật số. “Lý do chính cho các vụ đầu tư phải là sự cộng sinh với hoạt động kinh doanh hiện có của Grab”, ông Yeo nói. “Dĩ nhiên, một khoản đầu tư phải có triển vọng về mặt tài chính, nhưng đó không phải là vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất”.

Ra đời năm 2012, Grab hiện hoạt động tại 8 quốc gia Đông Nam Á và đã huy động được số vốn hàng tỷ USD từ những công ty toàn cầu như SoftBank và Toyota. Hôm thứ 2 tuần này, Grab cho biết sẽ đầu tư 2 tỷ USD vào Indonesia trong vòng 5 năm tới để khai phá cơ hội tại nền kinh tế lớn nhất khu vực.

Về mặt địa lý, Indonesia vẫn sẽ là thị trường quan trọng nhất của Grab, nhưng công ty cũng sẽ xem xét nhiều hơn hai thị trường Việt Nam và Malaysia vì nhận thấy “các cơ hội tiềm năng đang gia tăng” tại hai quốc gia này, ông Yeo cho hay.

Ông Chris Yeo – Giám đốc phụ trách bộ phận đầu tư Grab Ventures

Ông Chris Yeo – Giám đốc phụ trách bộ phận đầu tư Grab Ventures

Chúng tôi đã được rất nhiều công ty công nghệ lớn hỗ trợ và giờ đến lượt chúng tôi hỗ trợ cho hệ sinh thái khởi nghiệp. Và khi họ phát triển thì chúng tôi cũng hưởng lợi từ việc trở thành đối tác của hệ sinh thái khởi nghiệp” – Yeo nói.

Cũng theo ông Yeo, Grab đã đặt ra 5 lĩnh vực mục tiêu để rót vốn vào các startup, bao gồm công nghệ di động, dịch vụ tài chính, thực phẩm, hậu cần, trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học. Sau khi thâu tóm hoạt động của đối thủ Mỹ Uber tại khu vực Đông Nam Á vào đầu năm 2018, Grab đã thành lập Qũy đầu tư mạo hiểm Grab Ventures để thúc đẩy đầu tư vào các startup trong khu vực.

“Chúng tôi đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các công ty công nghệ lớn trước đây và giờ đến lượt chúng tôi hỗ trợ lại hệ sinh thái startup”, ông Yeo nói. “Và khi các startup phát triển mạnh hơn, chúng tôi cũng hưởng lợi với tư cách là một đối tác của toàn bộ hệ sinh thái đó”.

Đến nay, Grab đã đầu tư vào những công ty như startup công nghệ Drive.ai của Mỹ, startup giao thàng thực phẩm HappyFresh của Indoneisa, và công ty hậu cần Ninja Van của Singapore. Giá trị các khoản đầu tư này không được công bố. Năm 2017, Grab đã thâu tóm hoàn toàn startup thanh toán Kudo của Indonesia.

Ông Yeo cho biết Grab lấy cảm hứng và học được nhiều điều từ các vụ đầu tư của SoftBank. Có một xu hướng đang diễn ra ở Đông Nam Á là các công ty tại đây đang thâu tóm ngày càng nhiều startup trong khu vực. Dữ liệu của Crunchbase cho thấy trong năm 2018, có 70 startup ở Đông Nam Á được thâu tóm bởi các doanh nghiệp khác trong khu vực, trong khi chỉ có 54 startup Đông Nam Á được mua bởi các công ty đến từ các khu vực khác. Điều này hoàn toàn thay đổi so với những năm 2010 khi phần lớn các vụ mua lại startup Đông Nam Á được thực hiện bởi các công ty ngoài khu vực.

Theo Nikkei Asian Review