Những sai lầm của người lần đầu khởi nghiệp luôn mắc phải

Theo TBCKVN 18/08/2019 05:15

Doanh nghiệp hay cá nhân khi lần đầu khởi nghiệp cũng luôn mắc phải những sai lầm. Vậy những sai lầm nào người khởi nghiệp luôn mắc phải?

Dưới đây là sai lầm mà những người khởi nghiệp lần đầu hay mắc phải.

1. Cố tạo ra sản phẩm phổ thông

Michal Ugor – một doanh nhân tại Mỹ cho biết: “Bạn cứ cố làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng kết cục bạn lại chẳng thỏa mãn được ai cả”. Hãy tập trung vào sản phẩm của mình, khiến nó thật đặc biệt và đừng cố bắt chước những gì đã có sẵn.

Những sai lầm người khởi nghiệp luôn mắc phải

Những sai lầm người khởi nghiệp luôn mắc phải

2. Hết tiền mặt

Các doanh nhân thường không nhận ra rằng cứ mỗi giây trôi qua, họ lại mất một ít tiền, như tiền thuê nhà, lương, chi phí sản xuất hàng ngày hay điện nước. Tiền bạc sẽ lần lượt ra đi và nếu không thể mang chúng trở lại, bạn sẽ cạn kiệt và thất bại.

Vì thế, hãy bảo vệ tiền mặt của mình như thể cả cuộc sống của bạn dựa vào nó vậy. Hãy lập ngân sách, viết hóa đơn, theo dõi các loại chi phí để biết tiền của mình đang đi đâu. Thời gian đầu, bạn nên tập trung chi cho việc thu hút khách hàng và tuyển dụng nhân viên.

3. Đặt quá nhiều tình cảm vào công việc

Dĩ nhiên, bạn phải bỏ ra rất nhiều mồ hôi và nước mắt cho công ty của mình. Nhưng đừng đặt quá nhiều cảm xúc vào công việc, nhất là khi tất cả dấu hiệu đều cho thấy bạn sẽ thất bại.

“Khi đặt nặng tình cảm vào một ý tưởng nào đó, bạn sẽ đánh mất sự khách quan. Sau đó, bạn sẽ chỉ nhìn thế giới qua cái bong bóng sặc sỡ mình tự tạo ra. Thậm chí bạn cho rằng những người khác chẳng hiểu nổi ý tưởng của mình”, Rajesh Setty một doanh nhân cho biết.

4. Cố gắng vươn tới mọi đối tượng khách hàng

Khi bạn quăng lưới xuống biển với mong muốn bắt được mọi sinh vật bên dưới, chúng sẽ làm đứt lưới để thoát ra ngoài. Rốt cuộc bạn quay trở về với hai bàn tay trắng. Hãy trau chuốt những thông điệp của bạn và nhắm đến từng nhóm đối tượng trong từng chiến dịch khác nhau.

5. Định giá quá thấp cho sản phẩm

Nếu doanh nghiệp định giá sản phẩm quá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh thì sẽ gặp rắc rối về mặt luật pháp bởi bạn sẽ bị buộc tội làm xáo trộn thị trường và cạnh tranh không lành mạnh.

Hơn nữa, bán sản phẩm với giá quá thấp sẽ làm mất đi lòng tin tưởng của khách hàng về mặt chất lượng.

6. Không huy động đủ vốn ban đầu để tiến hành kinh doanh

Cho dù bạn có rót thêm các nguồn vốn vay bên ngoài vào thì doanh thu và lãi ròng vẫn không thể được như bạn mong đợi. Đừng bao giờ thành lập doanh nghiệp khi bạn không thể huy động đủ số vốn bạn cần.

7. Không dự được giai đoạn suy thoái của công ty

Có ba nhân tố rất quan trọng quyết định tới nhu cầu về vốn của công ty là thời gian phát triển sản phầm, doanh thu và lãi ròng.

Hầu hết các nhà doanh nghiệp đều tỏ ra quá lạc quan về cả ba nhân tố trên. Hãy chú ý dự đoán thời kỳ suy thoái của công ty. Để tránh sai lầm trong việc dự đoán, hãy lập các kế hoạch chi tiết cho các hoạt động của công ty.

8. Thiếu sự tập trung

Một trong những tài sản quý giá nhất của một doanh nghiệp mới được thành lập là tài năng của người quản lý. Làm sao để có thể làm tốt ngay từ đầu quả là một thử thách to lớn.

Hãy vạch ra các cơ hội trước khi bạn quyết định được khu vực thị trường tốt nhất và loại sản phẩm công ty sẽ kinh doanh.

9. Những vụ kiện cáo theo cảm tính

Các vụ kiện tụng của các doanh nghiệp nhỏ thường không có sự công bằng, chi phí kiện tụng thì đắt đỏ lại căng thẳng và thường kết thúc với việc các bên đành từ bỏ ý định kiện cáo ban đầu của mình.

Lời khuyên cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ là hãy cố gắng giải quyết mọi chuyện bằng hoà giải và thương lượng. Trong trường hợp nhất thiết phải đưa ra toà, hãy xin lời khuyên của các bậc tiền bối đi trước.

10. Gặp thất bại trong phân đoạn thị trường

Để phân đoạn thị trường được hợp lý nhất, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia marketing. Nếu bạn gặp khó khăn ở khâu này, lợi nhuận thu được sẽ không được như bạn mong đợi.

11. Khách hàng không thể dễ dàng tính toán được số tiền họ sẽ tiết kiệm được nếu mua sản phẩm của công ty

Thông thường có hai cách nêu ra đặc tính nổi trội về giá cả của sản phẩm là: Chỉ ra sản phẩm của công ty bạn rẻ hơn một số tiền nhất định so với các sản phẩm khác.

Chỉ ra những ích lợi sau này của sản phẩm và nhấn mạnh đó chính là những khoản tiền khách hàng sẽ tiết kiệm được nếu mua sản phẩm của bạn. Khách hàng sẽ thích mua các sản phẩm được bán theo cách thứ nhất hơn vì họ có thể dễ dàng tính toán được lợi ích trước mắt.

12. Không tìm được lý do thuyết phục khách hàng chuyển sang tiêu dùng sản phẩm của công ty

Để thuyết phục được khách hàng từ bỏ thói quen cũ để tiêu dùng sản phẩm của công ty, bạn phải đưa ra được đặc điểm nổi trội của sản phẩm so với những hãng khác.

13. Không sẵn sàng chịu thừa nhận sai lầm

Các chủ doanh nghiệp nhỏ khi gặp thất bại thường đổ lỗi cho nhiều thứ khác nhau. Hãy luôn chấp nhận rủi ro và sai lầm. Mỗi sai lầm trải qua sẽ đem đến cho bạn nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá.

14. Tự bằng lòng với sự phát triển của công ty

Khi công ty của bạn đã bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ, đừng bao giờ tự thỏa mãn mà lơ đễnh mọi chuyện, nếu không bạn sẽ dễ dàng bị phá sản.

Các sai lầm có thể xảy ra khi công ty đang ở vào thời kỳ đỉnh cao là: thiếu vốn, đội ngũ nhân lực yếu kém và có nhiều kẻ trục lợi, dịch vụ chăm sóc khách hàng bị sao nhãng….

Vì thế, bạn phải luôn để mắt tới hoạt động của công ty.

15. Phung phí quá mức

Không nên phung phí quá mức ngay cả khi công ty đang trong giai đoạn làm ăn phát đạt. Ví dụ như nếu bạn tăng lương hoặc thưởng cho nhân viên một cách không cần thiết, bạn sẽ làm giảm tinh thần hăng say làm việc và sự sáng tạo của nhân viên.

16. Quá tập trung vào những tiểu tiết

“Đầu tiên, bạn phải cất cánh cho công việc kinh doanh của mình”. Steve Tobak, người sáng lập nên Invisor Consulting, một công ty chiến lược kinh doanh, và là tác giả của của cuốn sách: “Real Leader Don’t Follow: Being Extraordinary in the Age of Entrepreneur.

Trong khi lời chỉ dẫn này có thể hiển nhiên, thì nhiều chủ doanh nghiệp mới lại mắc sai lầm trong kinh doanh online khi bị sa lầy vào những tiểu tiết rườm rà. Đừng như thế.

Do việc tập trung vào những thứ như là card visit phải trông ra làm sao hay thiết kế logo phải như thế nào mà nhiều nhà sáng lập đang lãng phí thời gian quý báu của mình. Thay vào đó, hãy dồn lực tập trung vào những công việc giúp thúc đẩy việc kinh doanh online nhanh bước sang giai đoạn kế tiếp.

Theo TBCKVN