Khởi nghiệp: Muốn thành công dựa vào gì ?
Chủ đề ngắn này sẽ chia sẻ nhanh với bạn, khởi nghiệp muốn thành công cần dựa vào những yếu tố nào, những công việc bạn đang thực hiện có giúp ích cho khởi nghiệp kinh doanh hay không.
Mọi người đều đều nói kinh doanh rất khó, nhưng khó ở cái gì ? Thực ra khởi nghiệp không khó, chỉ là bạn đã chuẩn bị đủ cho 1 dự án kinh doanh trong thời gian tới hay chưa.
Lương đã gặp, trò chuyện với rất nhiều người bạn bè khởi nghiệp, những người bạn của Lương có năng lực nghiệp vụ rất tốt, có người giỏi về Marketing, có người giỏi Quản lý, có người giỏi kế toán, có người lại bán hàng rất tốt, tiền vốn của họ cũng kha khá. Nhưng họ gặp quá nhiều khó khăn và áp lực trong quá trình kinh doanh, có người đã thất bại.
Kinh doanh thành công phần lớn dựa vào yếu tố nào
Vấn đề là họ thiếu nguồn lực, trong nguồn lực có 1 giá trị gọi là “quan hệ ngoại giao”, muốn khởi nghiệp cần nhiều rất nhiều mối quan hệ trong ngành, ngoài ngành. Khi gặp khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, bạn có thể gọi điện lập tức chia sẻ và xin ý kiến, nhờ sự giúp đỡ từ mối quan hệ của mình. Tầm quan trọng của nhân tố quan hệ ngoại giao quyết định tới 60% sự thành công.
Năng lực, tri thức cũng rất quan trọng và bạn không những phải am hiểu và có năng lực trong ngành của mình, mà còn phải có năng lực ngoài ngành. Tốt nhất bạn nên thường xuyên học tập và tham gia các khóa học phục vụ hoạt động quản lý kinh doanh, khi bạn có tri thức bạn sẽ là một người có năng lực trong mắt của của bạn bè, đối tác. Họ sẽ tin bạn, đánh giá cao con người bạn, họ muốn kết giao và chơi thân với bạn nhiều hơn nữa, đó là điểm lợi khi bạn trau dồi và học hỏi càng nhiều kiến thức.
Tưởng tượng rằng khi bạn kết quá nhiều bạn bè, đối tác nhưng không mang lại giá trị cho họ, nghiễm nhiên mối quan hệ sẽ chẳng thể bền chặt mãi, mà nếu tiếp tục giao lưu cùng nhau cũng chỉ là những người bạn bè thông thường và khi bạn gặp khó khăn sẽ biết bộ mặt thật của hắn.
Để chuẩn bị khởi nghiệp kinh doanh, thứ bạn cần chuẩn bị đầu tiên là Nguồn lực và bạn phải hiểu cho đúng 2 chữ này, nguồn lực ở đây không có nghĩa chỉ là tiền vốn, tài sản cố định, nhân lực mà còn là:
– Công nghệ, kỹ thuật tiên tiến
Đây là một lợi thế cạnh rất quan trọng khi kinh doanh trong thời đại công nghệ thông tin như ngày nay, có kỹ thuật và công nghệ càng tốt thì sản phẩm tạo ra càng khác biệt càng dễ dàng thuyết phục người mua.
– Quy trình làm việc hiệu quả
Loại nguồn lực này là 1 tài sản vô hình, nếu kỹ năng của nhân viên tốt và họ biết cách tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động thô, vận dụng kiến thức đã đào tạo học tập tốt nhất, đương nhiên hiệu quả của quy trình làm việc được nâng cao.
– Thông tin thị trường
Cũng là một loại nguồn lực vô hình nhưng đóng góp rất lớn và quyết định sự thành công của 1 dự án mới. Thông tin càng chính xác, kết quả phân tích càng đúng đắn, thông qua kết quả người quản lý đưa quyết định hành động có lợi ích với tổ chức.
– Mối quan hệ
Với đối tác, nhà sản xuất, nhà cung ứng, khách hàng, bạn bè, nhân viên…Những mối quan hệ là một loại tài sản không hữu hình, bạn không thể cầm, nắm, nhìn thấy nhưng giúp ích bạn rất nhiều chúng ta gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh.
Tổng Kết:
Kinh doanh cần 2 yếu tố quan trọng nhất: Mối quan hệ ngoại giao đóng góp 60% sự thành công và 40% dựa trên yếu tố tri thức.