Khởi nghiệp y tế: Đi theo con đường nào là câu hỏi rất quan trọng

Theo TBCKVN 23/09/2019 04:26

Các công ty khởi nghiệp về lĩnh vực tăng cường thể lực đang tăng lên một cách đáng kể và đã huy động được 1,3 tỷ USD trong năm nay, so với 1,9 tỷ USD vào năm 2018.

Để có thể khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng thành công, cá nhân/doanh nghiệp cần bắt đầu từ đâu và đi theo con đường nào là câu hỏi rất quan trọng.

Nền tảng về chăm sóc sức khỏe trực tuyến hiện quy tụ hơn 220.000 bác sỹ và 27 triệu tài khoản người dùng hoạt động hàng tháng.

WeDoctor - nền tảng online cung cấp các giải pháp về sức khỏe, được hậu thuẫn bởi ''gã khổng lồ'' công nghệ của Trung Quốc Tecent Holdings, mới đây vừa công bố huy động được 500 triệu USD từ các nhà đầu tư. Lần huy động này đưa giá trị công ty lên gần 6 tỷ USD.

Thành lập vào năm 2010, WeDoctor đem đến ứng dụng chẩn đoán và sắp xếp lịch khám bệnh, đồng thời cho phép người dùng trao đổi trực tiếp với bác sỹ qua nền tảng trực tuyến. Ứng dụng đem đến một giải pháp cho tình trạng nổi cộm bậc nhất hiện nay ở các bệnh viện Trung Quốc là quá tải khám chữa bệnh. Nhiều người sẵn sàng trả phí để hưởng các dịch vụ y tế nhanh chóng, thuận tiện hơn. Do đó, giải pháp công nghệ từ WeDoctor được giới chuyên gia đánh giá cao.

Chi phí y tế tại Trung Quốc dự kiến chạm mốc một nghìn tỷ USD vào năm 2020, theo nghiên cứu của tập đoàn tư vấn McKinsey & Co. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe cá nhân và bảo hiểm được cho là ''miếng bánh'' màu mỡ hơn cả.

WeDoctor đặt tham vọng tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành y tế, vốn ứng dụng công nghệ còn khá sơ khai, tạo thị trường ngách tiềm năng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.

Hiện tại, WeDoctor tập trung vào bốn mảng chính gồm chăm sóc sức khỏe, công nghệ cloud, bảo hiểm và dược phẩm. Đội ngũ sáng lập cho biết, nền tảng hiện tập hợp hơn 2.700 bệnh viện, 220.000 bác sỹ, 15.000 cơ sở bán thuốc và 27 triệu tài khoản người dùng hoạt động hàng tháng.

Được tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong phân tích dữ liệu người dùng và chẩn đoán, WeDoctor mong muốn trở thành một ''Amazon'' trong lĩnh vực y tế tại Trung Quốc. Từ đặt lịch hẹn khám bệnh, ứng dụng dần phát triển thêm các dịch vụ như theo dõi và tư vấn sức khỏe trực tuyến định kỳ, kê đơn, mở các trung tâm khám chữa bệnh.

Theo Bloomberg, startup có trụ sở tại Quảng Châu này vừa kêu gọi thành công được 500 triệu USD từ các nhà đầu tư, bao gồm tập đoàn bảo hiểm AIA Group, tập đoàn New World Development và tập đoàn kinh doanh dược phẩm Shanghai Fosun Pharmaceutical Group. Đây được coi là số vốn huy động lớn nhất trong các startup về sức khỏe trong năm nay.

Các chuyên gia cũng cho rằng, khi ứng dụng phổ biến rộng rãi sẽ góp phần cắt giảm chi phí khám chữa bệnh truyền thống, bao gồm giải quyết tình trạng hối lộ hay mất thời gian chờ đợi trong các bệnh viện.

Tuy nhiên, việc tự do thu thập dữ liệu bệnh nhân cũng làm dấy lên nhiều lo ngại từ giới chức trách về sự ảnh hưởng của các ''ông lớn'' công nghệ. "Ứng dụng vẫn ẩn chứa nhiều bất cập về tính bảo mật, quyền riêng tư, như việc kiểm soát đối tượng tiếp cận bản ghi tình trạng bệnh lý của bệnh nhân hay mục đích sử dụng các dữ liệu'', Jason Siu, chuyên gia phân tích của Guosen Securities chỉ ra.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đại diện WeDoctor cho hay, ứng dụng thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn. Trong đó, một trong các nguồn quan trọng là mạng lưới hàng trăm các bệnh viện. Tại đây, dữ liệu được đội ngũ bác sỹ xử lý và nhập vào hệ thống database, cung cấp thông tin các bệnh nhân có nhu cầu chuyển sang dịch vụ chăm sóc cá nhân. Những đối tượng này sẽ đăng tải thông tin về tình trạng sức khỏe lên WeDoctor. Bản ghi này sẽ được thu thập, phân loại dựa theo độ tuổi, giới tính, khu vực và triệu chứng. WeDoctor cho biết, dữ liệu được ẩn danh và không được chia sẻ cho bên thứ ba như nhà thuốc, tổ chức bảo hiểm.

Vào tháng 3/2018, WeDoctor vừa mở một cơ sở khám chữa bệnh offline đầu tiên tại Quảng Châu. Dự kiến đến cuối năm nay, startup sẽ thành lập ít nhất 6 bệnh viện tại Bắc Kinh và Nam Kinh. ''Phần lớn các hoạt động giao dịch hiện nay đều có sự can thiệp của Internet. Nhưng đặc thù chăm sóc sức khỏe thì không giống như vậy'', nhà sáng lập WeDoctor chia sẻ. Theo đó, những cơ sở này được coi là phần bổ sung cho ''bệnh viện online''.

Cũng sau câu chuyện khởi nghiệp dược liệu của Phú Yên và khởi nghiệp y tế của Huế đăng trên báo KH&PT, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ cũng bày tỏ quan tâm đến câu chuyện khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Báo KH&PT tổng hợp những xu hướng lớn của thế giới, so sánh với hiện trạng của Việt Nam để có một bức tranh rõ hơn.

Chi tiêu y tế tại Việt Nam được BMI dự báo sẽ đạt giá trị 22,7 tỉ USD vào năm 2021, là một thị trường lớn tạo cơ hội cho các startup. Tuy nhiên, con số startup trong lĩnh vực này tại Việt Nam còn rất khiêm tốn, theo thống kê của Forbes, chỉ dưới 2% trong tổng số hơn 4.000 startup công nghệ y tế tại châu Á.

Ngày càng nhiều các startup về sức khỏe và y tế xuất hiện, nhưng đa phần thường tập trung vào sức khỏe thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, ngành công nghiệp nghìn tỷ đô này có nhiều cơ hội hơn là những gì chúng ta đang khai phá. Dưới đây là 6 lĩnh vực cần chú ý nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp về sức khoẻ và y tế.

1. Sức khỏe tâm thần và hành vi chăm sóc sức khỏe

Thật ra, lĩnh vực này không còn là xa lạ và vô cùng đa dạng, từ việc giảm căng thẳng cho đến quản lý các căn bệnh rối loạn. Ngày nay, cứ 5 người sẽ có 1 người được chẩn đoán mắc bệnh về tâm thần và cứ 20 người thì có 1 người đang chật vật với cuộc sống của họ bởi những căn bệnh quái ác này.

Khi mọi người ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần, càng nhiều startup xuất hiện, tập trung vào giải quyết những mối quan tâm về vấn đề này. Có lẽ vì lý do này mà chăm sóc sức khỏe tâm thần là xu hướng chăm sóc sức khỏe hàng đầu của năm 2019. (Theo báo cáo của CBInsights).

Trong lĩnh vực này người dùng có thể biết nhiều đến những startup về thiền định, ví dụ như Headspace, Calm,... Những startup này giúp thay đổi thói quen, hành vi chăm sóc bản thân của người dùng thông qua những bài tập đơn giản.

2. Sức khỏe giấc ngủ

Trong thế giới hiện đại, nơi con người bộn bề với cuộc sống và công việc của chính mình, việc có giấc ngủ ngon và trọn vẹn đôi khi như là một điều xa xỉ. Không ít người trong số chúng ta thường không ngủ đủ giấc hoặc đủ sâu. Tệ hơn, nhiều người còn mắc bệnh mất ngủ.

Tuy nhiên, tin tốt là ngành chăm sóc giấc ngủ đang diễn ra vô cùng sôi động và phát triển liên tục. Một thập kỷ trước đây, nói đến “hỗ trợ giấc ngủ” là đồng nghĩa với việc sử dụng thuốc ngủ. Ngày nay, dược phẩm chỉ chiếm 65% thị trường đầy tiềm năng này. Chỉ trong vòng 3 năm qua chúng ta, chúng ta được thấy sự bùng nổ của hàng loạt sản phẩm giúp con người dễ ngủ và ngủ lâu hơn. Ban đầu, đa phần các sản phẩm này là các thiết bị công nghệ như máy theo dõi giấc ngủ, ứng dụng, đèn chiếu sáng hay ứng dụng tạo âm thanh. Nhưng gần đây, xu hướng đã chuyển sang các sản phẩm low-tech như chăn có trọng lượng, chăn điều chỉnh nhiệt độ hay gối có mũ trùm đầu để giảm ánh sáng và giữ ấm.

Năm 2017, doanh thu trong ngành đạt 69,5 tỷ USD trên toàn thế giới và ước tính sẽ chạm mốc 101,9 tỷ USD vào năm 2023. Người tiêu dùng ngày nay nhận thức được giấc ngủ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ như thế nào. Có lẽ cũng chẳng có gì là ngạc nhiên khi họ sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền cho các sản phẩm này.

3. Sức khỏe tiêu hóa (Gut health)

Đây là mối liên hệ giữa những gì chúng ta ăn, cảm giác và sức khỏe của chúng ta. Khi các vi sinh đường ruột của chúng tôi tiếp tục thu hút sự chú ý trong các tin tức, các bằng sáng chế trong khu vực trải dài từ chẩn đoán bệnh đến bổ sung chế độ ăn uống.

4. Chăm sóc phụ nữ và sức khỏe sinh sản

Các vấn đề về sức khỏe sinh sản, rối loạn chức năng sinh dục và chăm sóc kinh nguyệt ngày càng được quan tâm. Theo đó, các startup trong lĩnh này cũng thu được nhiều sự chú ý. Đặc biệt sau thương vụ mua lại “This is L.” của Procter & Gamble (P&G). This is L. là một startup chăm sóc kỳ kinh nguyệt cùng với sản phẩm băng vệ sinh và tampon hữu cơ. Đây là một chiến thắng lớn của ngành công nghệ chăm sóc phụ nữ - Femtech, đang được rất nhiều người quan tâm.

Tháng 8 năm ngoái, FDA, cục quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ, đã thông qua biện pháp tránh thai kỹ thuật số đầu tiên. Đây là ứng dụng theo dõi khả năng sinh sản Nature Cycle, kếp hợp với nhiệt kế giúp chị em lên kế hoạch hoặc tránh thai tốt hơn nhờ vào quá trình ghi lại nhật ký nhiệt độ.

Công nghệ đang cho phép phụ nữ có thể theo dõi và quản lý sức khỏe và hạnh phúc của mình chính xác hơn bao giờ hết. Theo nghiên cứu của Frost & Sullivan, thị trường này có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2025.

5. Sức khoẻ tài chính

Có một sức khỏe thể chất tốt là khi bạn không bị ràng buộc bởi cơ thể và tâm trí của bạn để tận hưởng cuộc sống. Vậy thì có sức khỏe tài chính tốt là khi bạn không bị ràng buộc bởi... ví tiền của bạn.

Tất nhiên thì không một ai thích nợ nần. Nhưng sự thật đáng buồn là chúng ta đều đang có một khoảng nợ để lo. Có rất nhiều startup nhận ra được cơ hội cho các giải pháp cho vấn đề này. Ví dụ, như Brightside Benefit, startup cung cấp chương trình huấn luyện quản lý tài chính và các khoản vay gấp. Hay Chime, ngân hàng di động cho phép ứng trước lương 2 ngày!

6. Sức khỏe hiệu năng - (performance health)

Bao gồm việc tăng cường thể lực và cải thiện sự tập trung. Các công ty khởi nghiệp về lĩnh vực tăng cường thể lực đang tăng lên một cách đáng kể và đã huy động được 1,3 tỷ USD trong năm nay, so với 1,9 tỷ USD vào năm 2018.

WeFit - startup Việt kết nối các phòng tập fitness mới đây gọi vốn một triệu USD trong vòng đầu tư pre-series A tiếp theo từ CyberAgent Capital và một số quỹ đầu tư thiên thần khác. Thành lập cuối năm 2016, WeFit là nền tảng ứng dụng di động, cung cấp cho người dùng các gói dịch vụ tập luyện và chăm sóc sắc đẹp cơ bản tại hơn 1.000 địa điểm ở Hà Nội và TP HCM. Thông qua ứng dụng, người dùng có thể tìm kiếm và đặt lịch tại những phòng tập thể dục thể thao và các dịch vụ làm đẹp gần nhất và thuận tiện. Ngoài ra, các đối tác là phòng tập và dịch vụ làm đẹp có thể tối ưu chi phí vận hành và gia tăng lợi nhuận thông qua lượng truy cập tới từ WeFit. Năm 2017, Wefit được quỹ đầu tư ESP Capital, VIISA rót vốn.

Theo TBCKVN