Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019: Kịch tính và “sáng tạo”!

Hương Giang 20/12/2019 10:47

17 năm là thời gian bền bỉ và có sức hút lâu dài tại cuộc thi khởi nghiệp với quy mô toàn quốc. Một sân chơi bổ ích giúp các bạn trẻ dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong, biến ước mơ thành hiện thực.

Bền bỉ và lan tỏa…

Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia do VCCI khởi xướng và chủ trì, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức năm nay đã bước sang thứ 17. Thực sự ít có cuộc thi nào bền bỉ và có sức hút lâu dài đến thế. Đây là cuộc thi khởi nghiệp quy mô toàn quốc đầu tiên ở Việt Nam, cũng là sân chơi đầu tiên giúp các bạn trẻ dám nghĩ dám làm, dám tiên phong đến gần hơn với ước mơ, hoài bão của mình.

Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia do VCCI khởi xướng và chủ trì, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức năm nay đã bước sang thứ 17

Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia do VCCI khởi xướng và chủ trì, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức năm nay đã bước sang thứ 17

Sau Festival Khởi nghiệp 2019 - Lễ trao giải cho Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2018 tổ chức tháng 1/2019, ngày 27/3/2019, được sự đồng ý và chỉ đạo của Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức hàng năm đã được lựa chọn là Cuộc thi Cup Khởi nghiệp toàn cầu cấp Quốc gia tại Việt Nam (Entrepreneurship World Cup Viet Nam), các đội thắng cuộc của cuộc thi và các dự án khởi nghiệp thành công sẽ có cơ hội tham dự Cup Khởi nghiệp toàn cầu. Theo quyết định đó, dự án INut Platform - IoT Platform - hệ sinh thái kết nối vạn vật cho Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo - dự án đạt giải Nhất của Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2018 đã được Ban tổ chức Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia giới thiệu và kết nối tham dự Cup Khởi nghiệp toàn cầu (Entrepreneurship World Cup). Và thật vinh dự khi Dự án INut Platform - IoT Platform, đã lọt top 100 từ 187 nước với khoảng 103.000 đội thi chính thức lọt vào vòng Chung kết Cup Khởi nghiệp Toàn cầu, diễn ra từ ngày 12 - 14/11/2019, tại thủ đô Riyadh, Ả Rập Xê Út. Vì vậy, Top 6 dự án tham dự cuộc thi Khởi nghiệp 2019 sẽ có nhiều cơ hội được tham dự Cuộc thi Cup Khởi nghiệp toàn cầu trong năm 2020.

Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019 tiếp tục trở thành cuộc đua và cạnh tranh khốc liệt của các nhóm tác giả là sinh viên thuộc khối trường kinh tế như ĐH Kinh tế Luật TPHCM; ĐH Kinh tế TPHCM; ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính; Học viện Ngân hàng; ĐH Kinh tế – ĐHQG Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, … Đó còn là sự cạnh tranh của các dự án mà tác giả là thanh niên ở các tỉnh/thành ban hành nhiều có chính sách hỗ trợ khởi nghiệp: Hải Phòng, Bến Tre, Đồng Tháp.

Đại diện Top 06 dự án có điểm cao nhất được thuyết trình và bảo vệ trước Hội đồng thẩm định để xác định dự án đạt giải Nhất, Nhì, Ba.

Đại diện Top 06 dự án có điểm cao nhất được thuyết trình và bảo vệ trước Hội đồng thẩm định để xác định dự án đạt giải Nhất, Nhì, Ba.

Sau cuộc thi Khởi nghiệp, không chỉ dừng lại ở trao giải và tôn vinh, Ban tổ chức sẽ tiếp tục chọn lọc ra các dự án tiềm năng để thúc đẩy phát triển, kết nối với các tổ chức hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp, các vườn ươm, doanh nghiệp, nhà đầu tư; tổ chức huấn luyện, cố vấn cho các dự án. Từ cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia, nhiều doanh nghiệp mới ra đời và phát triển ổn định, lâu dài. Đồng thời, Ban tổ chức sẽ giới thiệu các dự án tham dự Cuộc thi Cúp Khởi nghiệp toàn cầu (Entrepreneurship World Cup).

Theo quy chế thuyết trình và phản biện tại vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019.  Top 06 dự án có điểm cao nhất được thuyết trình và bảo vệ trước Hội đồng thẩm định để xác định dự án đạt giải Nhất, Nhì, Ba. Thời gian trình bày là 10 phút; Hội đồng Thẩm định sẽ có câu hỏi phản biện và chấm điểm thuyết trình các dự án. Thời gian cho mỗi dự án là 15 phút; Mỗi dự án sẽ có tối đa 5 phút trả lời câu hỏi phản biện của dự án đối thủ.

Trong đó, 1 phút dành cho dự án đối thủ đặt câu hỏi (ưu tiên 1 hoặc 2 dự án đối thủ đặt câu hỏi nhanh nhất) và 4 phút dành cho dự án trả lời các câu hỏi; Tổng điểm tối đa cho mỗi dự án là 100 điểm; Các thí sinh vượt quá giới hạn thời gian quy định sẽ bị trừ 5 điểm trong tổng số điểm chung cuộc.

Hội đồng Thẩm địnhvòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019

Hội đồng Thẩm định vòng chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019

Kịch tính và sáng tạo

Mở đầu là Dự án Sản xuất Snack dinh dưỡng cao từ phụ phẩm da cá da trơn - Cơ sở Quang Hiển (tỉnh Đồng Tháp). Theo trình bày của nhóm tác giả, sản phẩm Snack da cá sấy trứng muối ra đời tạo ra một loại thức ăn vặt ngon, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Nguồn nguyên liệu da cá sạch được lấy từ những vùng nuôi đạt chuẩn xuất khẩu sang những thị trường khó tính nhất, trong da cá chứa rất nhiều những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: Omega 3,6,9 giúptăng cường trí thông minh và khả năng nhận thức, chắc khỏe xương, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, chống lão hóa sớm, Collagen giúp tăng độ đàn hồi của da và các mô liên kết trong cơ thể. Giải quyết được một lượng lớn phế phẩm da cá tra, cá ba sa cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá phi lê. Giảm bớt tỉ lệ loại thải phế phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá phi lê. Nâng cao giá trị thương phẩm con cá da trơn, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Dự án Sản xuất Snack dinh dưỡng cao từ phụ phẩm da cá da trơn - Cơ sở Quang Hiển (tỉnh Đồng Tháp)

Dự án sản xuất Snack dinh dưỡng cao từ phụ phẩm da cá da trơn - Cơ sở Quang Hiển (tỉnh Đồng Tháp).

Tiếp nối, Dự án IBOT - Giải pháp tự động hóa bán hàng của Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ IBOT (Hải Phòng). Ở phần thuyết trình, tác giả đã đưa ra sản phẩm ung cấp giải pháp Marketing toàn diện cho doanh nghiệp; Cung cấp sản phẩm Chatbot; Lên kịch bản cho Chatbot; Huấn luyện Marketing online; Cung cấp các công cụ Marketing hiệu quả khác theo yêu cầu.

Dự ánp/IBOT - Giải pháp tự động hóa bán hàng của Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ IBOT (Hải Phòng)

Dự án IBOT - Giải pháp tự động hóa bán hàng của Công ty Cổ phần ứng dụng công nghệ IBOT (Hải Phòng)

Ở phần thuyết trình dự án Dự án sản xuất Cua lột theo mô hình liên kết chuỗi bền vững của Công Ty Cổ Phần Vinacrab (Phú Yên). Theo đó, mục tiêu của dự án là tạo ra được sản phẩm cua lột chất lượng cao; Đưa được sản phẩm Cua lột vào thị trường Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước Asian.

Dự án sản xuất Cua lột theo mô hình liên kết chuỗi bền vững của Công Ty Cổ Phần Vinacrab (Phú Yên).

Dự án sản xuất Cua lột theo mô hình liên kết chuỗi bền vững của Công Ty Cổ Phần Vinacrab (Phú Yên).

Mục tiêu cụ thể: Thành lập và vận hành 100 tổ nuôi Cua, sản lượng cua nguyên liệu đạt 600 tấn/năm, tổng doanh thu đạt 90 tỷ đồng/năm, thu nhập bình quân/ hộ nuôi đạt 180 triệu/4 vụ nuôi/năm; Xây dựng nhà xưởng nuôi Cua lột công suất 100 tấn/tháng; Xây dựng khu tổ hợp nuôi Cua công nghệ cao và nhà xưởng nuôi Cua lột  diện tích 3-5 ha; Xây dựng nhà máy chế biến thủy sản công suất 200 tấn/tháng. Vinacrab sẽ huy động mọi nguồn lực để thực hiện dự án này thành công, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và lan tỏa các khu vực lân cận. 

Dự án Sava - Nền tảng giải trí tư duy gắn kết của Học viện Ngân hàng (Hà Nội).

Dự án Sava - Nền tảng giải trí tư duy gắn kết của Học viện Ngân hàng (Hà Nội).

Tiếp theo là dự án Sava - Nền tảng giải trí tư duy gắn kết của Học viện Ngân hàng (Hà Nội). Theo tác giả, Sava là ứng dụng đi đầu với những đặc điểm nổi bật, hiểu được mong muốn, tâm lý của các bậc phụ huynh: không muốn các con chơi các trò chơi bạo lực, ít bổ ích và muốn các em tiếp cận đến các trò chơi trí tuệ. Sava là một phương án giải quyết việc học sinh thiếu phương tiện giải trí tư duy, cung cấp kiến thức mềm và gắn kết gia đình, các bậc phụ huynh và học sinh mong muốn tìm ra điểm chung, để có thể chia sẻ.

Dự án Thanh Long sinh thái trồng trên vùng ngập mặn – Đại học Gia Định (TP HCM).

Dự án Thanh Long sinh thái trồng trên vùng ngập mặn – Đại học Gia Định (TP HCM).

Không kém phần quan trọng, ở Dự án Thanh Long sinh thái trồng trên vùng ngập mặn – Đại học Gia Định (TP HCM). Theo thuyết trình của tác giả, môi trường ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, ô nhiễm môi trường, nước biển dân… Và vấn nạn môi trường đang gây thiệt hại trên diện tích lớn thì ta có thể nhắc đến ngập mặn. Hiện tại Đồng bằng sông Cửu Long đang bị ngập nặng ngày càng nặng nề. Đa phần các hộ dân sống ở ven biển, vùng ngập mặn gần biển, bãi bồi, những hộ gia đình sống giữ rừng. Họ thường là những người có điều kiện kinh tế khó khăn. Vì thế họ phải đánh bắt thủy hải sản non gần bờ, đốn củi từ rừng để kiếm sống qua ngày. Hiện tại thì chính phủ đang hỗ trợ rất nhiều chính sách để phát triển nông nghiệp sạch và bền vững. Có các chính sách khoán đất rừng cho dân để phát triển kinh tế và giữ rừng. Bên cạnh đó, người tiêu dùng đã bắt đầu có sự quan tâm đặc biệt đến những sản phẩm sinh thái, những sản phẩm an toàn chất lượng cao. Nói chính xác thì họ đã quan tâm đến sức khỏe của mình hơn, và sẵn sàng tìm hiểu, chi trả cho những sản phẩm đảm bảo cho sức khỏe. Tuy nhiên thì đa phần người tiêu dùng lại vẫn chưa mặn mà với những sản phẩm sinh thái, bởi vì chúng có giá cả rất đắt đỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2019: Kịch tính và “sáng tạo”!

    19:47, 19/12/2019

  • Start up: Các loại mô hình khởi nghiệp

    16:40, 19/12/2019

  • Khởi nghiệp Quốc gia 2019: 6 dự án có số điểm cao nhất lọt vào chung kết

    12:54, 19/12/2019

  • Liệu văn hoá khởi nghiệp có thể trở nên độc hại và sai lầm?

    06:56, 19/12/2019

  • Chàng kĩ sư khởi nghiệp từ niềm đam mê thảo mộc

    04:47, 19/12/2019

Xuất phát từ ý tưởng khởi đầu, tác giả đã thấy được những vấn đề nêu trên, quyết tâm nghiên cứu, và phục tráng lại được một giống cây Thanh Long tại địa phương có khả năng chịu mặn. Và cho nó sống ký sinh lên cây mắm để phát triển.

Dự án Snap.vnp/thuộc các tác giả Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.

Dự án Snap.vn thuộc các tác giả Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội.

Và cuối cùng, Dự án Snap.vn thuộc các tác giả Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Ở phần thuyết tình, nhóm tác giả đã xây dựng dựa trên nền tảng Website với công cụ Search nhiếp ảnh gia, giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và chọn lọc nhiếp ảnh gia phù hợp theo nhu cầu. Trước mắt tập trung vào đối tượng Studio chuyên nghiệp nhằm nâng cao chất lượng và độ tín nhiệm từ phía khách hàng. Đồng thời cũng dễ dàng bán sản phẩm (do nhu cầu tìm kiếm khách hàng của Studio rất lớn). Chiến lược của Snap là tập trung vào việc phát triển trên nền tảng website. Và trước mắt nhằm mục đích tận dụng thói quen tìm kiếm trên mạng của người dùng. Đồng thời, Snap cần thực hiện các chiến dịch branding và growth hacking nhằm khẳng định vị thế của người đi đầu thị trường. Cái tên Snap được chọn cũng bởi lý do ngắn gọn, dễ nhớ và dễ liên tưởng tớingành chụp ảnh. Ngoài ra, ý tưởng Snap có thể phát triển theo chiều rộng sang các nước trong khu vực và theo chiều sâu với các dịch vụ liên quan như Snap Váy cưới, Snap nhẫn cưới, Snap tiệc cưới...khi đội ngũ Snap là những người trẻ, có kinh nghiệm sâu sắc trong việc triển khai bán hàng quốc tế.

Kết thúc cuộc thi chung kết và theo nhận định của hội đồng giám khảo, cả 6 dự án đều có triển vọng cao, các dự án đi sâu vào thực tế

Kết thúc cuộc thi chung kết và theo nhận định của hội đồng giám khảo, cả 6 dự án đều có triển vọng cao, các dự án đi sâu vào thực tế

Trải qua hơn 3 giờ đồng hồ, 6 dự án đã được các tác giả thuyết trình, trả lời thấu đáo với hội đồng giám khảo và các đối thủ, các tác giả đều đã vượt qua và mang đầy sức thuyết phục, kịch tính và sáng tạo.

trong 6 dự án khả thi với những phần thuyết trình, tranh luận đầy kịch tính và “sáng tạo”, nhóm tác giả nào sẽ đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, sẽ được ban tổ chức công bố và trao giải tại Festival Khởi nghiệp 2020. Dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 1/2020.

Kết thúc vòng chung kêt, 6 dự án khả thi với những phần thuyết trình, tranh luận đầy kịch tính và “sáng tạo”, nhóm tác giả nào sẽ đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, sẽ được ban tổ chức công bố và trao giải tại Festival Khởi nghiệp 2020. Dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 1/2020.

Kết thúc cuộc thi chung kết và theo nhận định của hội đồng giám khảo, cả 6 dự án đều có triển vọng cao, các dự án đi sâu vào thực tế, đặc biệt là các dự án được nghiên cứu về các sản phẩm nông nghiệp, hướng đến sức khỏe của người dân và môi trường.

Như vậy, trong 6 dự án khả thi với những phần thuyết trình, tranh luận đầy kịch tính và “sáng tạo”, nhóm tác giả nào sẽ đoạt giải Nhất, Nhì, Ba, sẽ được ban tổ chức công bố và trao giải tại Festival Khởi nghiệp 2020. Dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 1/2020.

Hương Giang