Khởi nghiệp vì “dòng đời xô đẩy”

Theo songmoi 02/02/2020 05:18

Katy Barfield đã phát hiện ra một vấn đề và hướng mình đến một ý tưởng khởi nghiệp phá vỡ ngành công nghiệp hàng tiêu dùng.

Katy Barfield, người sáng lập Yume, chưa bao giờ thấy mình là một doanh nhân, nhưng cô đã phát hiện ra một vấn đề và hướng mình đến một ý tưởng khởi nghiệp phá vỡ ngành công nghiệp hàng tiêu dùng lúc nào không hay.

Katy Barfield, người sáng lập startup Yume; Ảnh: ideashoist

Katy Barfield, người sáng lập startup Yume; Ảnh: ideashoist

Trước khi thành lập Yume vào năm 2014, Barfield là giám đốc điều hành của SecondBite, nền tảng đưa thực phẩm có nguy cơ bị lãng phí đến nơi cần chúng. Nhưng trong quá trình làm việc, cô đã nhận ra một vấn đề có quy mô đáng quan ngại.

Đó là: Có quá nhiều thực phẩm dư thừa mà SecondBite không nhận được. Điều đó khiến cô đặt câu hỏi tại sao mọi người lại thích đổ thực phẩm đi hơn là tặng nó.

Cô cũng nhận ra rằng có một thách thức đối với nông dân trồng dư: Thường xuyên quyên tặng thực phẩm đắt đỏ hơn là chôn nó xuống đất.

“Để yêu cầu họ quyên góp sản phẩm dư thừa không dễ dàng”, bởi vẫn còn chi phí liên quan đến việc chọn, đóng gói và vận chuyển sản phẩm.

Barfield giải thích: Logistics là phần tốn kém nhất. Chúng tôi phải tìm cách đưa nhiều giá trị hơn vào hệ thống thực phẩm.

Về khía cạnh sản xuất, rất nhiều công ty không muốn quyên góp thực phẩm vị mối quan ngại về thương hiệu. Ngay cả khi chỉ có 1% lô hằng có vấn đề, toàn bộ lô hàng sẽ bị rút khỏi thị trường, để giảm khả năng bị khách hàng khiếu nại.

Barfield nhận ra rằng để xử lý thực phẩm dư thừa ở quy mô như vậy, chỉ giải cứu thực phẩm là không đủ.

Ảnh: Yume

Ảnh: Yume

Để kết thúc vấn đề này, Yume ra đời để giải quyết vấn đề thực phẩm dư thừa ở quy mô lớn hơn. Startup đưa ra một nền tảng cho phép các nhà phân phối thực phẩm liệt kê một lượng thực phẩm giảm giá, nghĩa là tìm kiếm những người mua sản phẩm với lượng lớn - có thể là nhà hàng, chợ, hoặc nhà cung cấp thực phẩm - có thể có được thực phẩm chất lượng cao với mức giá giảm.

Điều đó đã thuyết phục được các nhà đầu tư. Năm ngoái, startup đã huy động được 2,6 triệu USD và một lượng lớn nông dân có quy mô sản xuất lớn đã sử dụng nền tảng.

Barfield hiểu rằng mọi người “muốn thực sự thận trọng” khi mua thực phẩm, thì Yume là “một nền tảng an toàn để tương tác”.

Cô kể có lần, một lô hàng phi-lê cá hồi loại A đã bỏ lỡ thời gian giao hàng trong vòng 30 phút cho siêu thị. Khi thời điểm giao hàng mới được lên kế hoạch, những miếng phi-lê chỉ có 9 ngày trước khi hết hạn sử dụng, tức là bị dưới thời hạn ít nhất 10 ngày theo quy định của siêu thị. Sau đó, lô cá này sau đó được bán qua Yume với giá 7 USD/kg, giảm rất mạnh so với mức giá thông thường 45 USD/kg.

“Đây là sản phẩm cao cấp”, Barfield nói. Với nhà cung ứng, có còn hơn không, và chắc chắn thanh lý được sản phẩm tốt hơn là đổ đi.

Cho đến nay, Yume đã tiết kiệm được hơn 1,7 triệu USD có thể bị mất cho nông dân và nhà sản xuất, và chuyển hướng cho hơn 390.000kg thực phẩm thay vì đến bãi chôn lấp.

Doanh nhân tình cờ

Katy Barfield cùng các đầu bếp ở Melbourne tham dự sự kiện Yume Hour

Katy Barfield cùng các đầu bếp ở Melbourne tham dự sự kiện Yume Hour

Trước đây, Barfield vốn không coi trọng tác động trong tiêu dùng thực phẩm của con người đối với hành tinh này.

Nhưng điều đó đã thay đổi khi cô có con, một đứa 9 và một đứa 6 tuổi. Cô nhận ra rằng các con sẽ phải thừa hưởng một thế giới có phần lộn xộn.

Tuy nhiên, việc cô trở thành doanh nhân hoàn toàn là tình cờ.

Cô luôn nghĩ mình không có khiếu kinh doanh. Thậm chí đến bây giờ, cô vẫn cho rằng mình thành công nhờ đặt niềm tin đúng chỗ hơn là khả năng kinh doanh. Cả với SecondBite và Yume, cô đều nhìn ra vấn đề và bắt đầu giải quyết. “Nhìn dưới góc độ nào đó, tôi có một chút nổi loạn. Tôi không thể chỉ ngồi đó và chấp nhận những hành vi hoàn toàn vô nghĩa.”

Ngoài ra, cô cũng tiết lộ rằng sức mạnh của việc tập hợp những người cùng suy nghĩ với mình đã đóng góp một phần lớn vào thành công của Yume.

Cuộc chiến với người khổng lồ

Ảnh: Yume

Ảnh: Yume

Dù sao thì niềm đam mê đó là cần thiết khi Yume đang giải quyết một vấn đề lớn và nan giải. Khoảng 2,2 triệu tấn thực phẩm trong lĩnh vực thương mại ở Úc bị lãng phí mỗi năm. Những doanh nghiệp tìm cách xử lý điều này mới chỉ giải quyết được 2% lượng vấn đề.

Barfield đã tung ra chiến dịch Eliminate 98 (Tạm dịch: Loại bỏ 98% còn lại) cùng với Lily D’Ambrosio, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Môi trường và Biến đổi khí hậu bang Victoria, và kêu gọi ngành công nghiệp thực phẩm thương mại đóng góp vào việc thay đổi câu chuyện lãng phí thực phẩm.

Nhưng cô cũng hiểu rằng, “trừ khi có được các công ty toàn cầu, nông dân và thương lái tham gia vào mặt trận chung, nếu không chúng ta không thể chiến thắng cuộc chiến này”. “Chúng ta cần tạo áp lực lên các công ty lớn.

Chiến dịch Eliminate 98 là một phần của phản ứng với một trong những thách thức lớn nhất mà Barfield phải đối mặt: gửi thông điệp đến các công ty đa quốc gia.

Rất nhiều nhà phân phối cho phép lãng phí 5% trong ngân sách của họ, nên “họ không thực sự chú ý”, Barfield cho hay. Nhưng nếu nhìn vào hàng triệu cân thực phẩm được sản xuất, thì “5% cũng là một con số khổng lồ”.

Công ty lớn cũng thường có bộ máy quan liêu, và các nhân viên trong đó thì phải đáp ứng các chỉ tiêu nhất định về khối lượng công việc của mình.

Là một công ty khởi nghiệp, quản lý những mối quan hệ này là thách thức và tốn kém.

Chúng tôi không có lợi nhuận. Chúng tôi không ngừng cố gắng chiến đấu với người khổng lồ, nhưng không có ngân sách. Chúng tôi chỉ có khẩu súng cao su còn người khổng lồ thì có súng tự động. Chúng tôi đang cố gắng phá cách thị trường. Điều đó thật sự khó.”

“Đừng nghe những kẻ hoài nghi”

Ảnh: Yume

Ảnh: Yume

Cuối cùng, chiến thắng bước đầu đã có khi mọi người mua thực phẩm. Nhưng cũng không thiếu những kẻ hoài nghi. “Bạn bị ném đá từ nhiều góc độ. Nhiều người chỉ muốn bạn về nhà, uống một ly rượu vang, đọc một cuốn sách rồi đi ngủ.” Nhưng cuối cùng thì “bạn luôn phải dậy vào sáng hôm sau”.

Lời khuyên hàng đầu Barfield dành cho những người sáng lập đang cố gắng thay đổi thế giới là “hãy vững tin vào bản thân như kiềng ba chân và đừng nghe những kẻ hoài nghi”.

“Thế giới có đầy người sẽ nói với bạn rằng những gì bạn làm chỉ là vô nghĩa. Tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian và năng lượng để suy ngẫm về những kẻ lắm lời ấy”, cô thừa nhận.

Nhưng phải làm gì đó để thay đổi nếu tôi muốn để lại cho con tôi cơ hội được sống trong một thế giới bền vững.

Barfield đề nghị bạn có thể dựa vào một ai đó, có thể là thành viên trong nhóm, mà bạn tin tưởng, và cố vấn, “những người sẽ nhắc bạn đừng cáu giận”.

Nhưng Barfield cũng cảnh báo: Hãy cẩn thận với những người xung quanh. Không hoàn toàn theo nghĩa tiêu cực, mà chú ý đến cả những lời chỉ trích, coi đó như là những đóng góp để bạn xây dựng con đường đi một cách chắn chắn hơn. “Đừng sợ hãi bị chỉ trích, nhưng cũng đừng cố đấm ăn xôi”, cô nói.

Theo songmoi