10 cách giúp tránh bị Burn Out dành cho Startup Founder
Một thực tế của những người làm startup, là họ “không cho phép mình được ốm”, luôn luôn hừng hực chiến đấu từng ngày, vì nếu “họ dừng thì họ sẽ chết”.
Đó là một thực tế khắc nghiệt, lao động không ngừng nghỉ của giới startup. Thứ mà có lẽ là “nhiên liệu” cho các bạn ấy chạy, không phải là tiền, mà là sứ mệnh cùng với mọi tâm huyết đặt trong sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng của họ. Nhưng những điều đó có khi nào bị “cạn kiệt” do Burn Out ( hiện tượng mệt mỏi về cả thể chất và tinh thần)?
Thực tế là trong giới startup, Burn Out là hiện tượng thường xuyên xảy ra, đặc biệt là đối với các nhà sáng lập vì họ phải làm việc với cường độ cao dưới áp lực không tưởng. Vậy làm sao để ngăn chặn Burn Out xảy ra, hoặc nếu Burn Out có xảy ra thì làm thế nào để hồi phục nhanh chóng lại? Mình đã tìm hiểu về những điều này trong lúc ốm nằm nhà, dưới đây là những bài học mình có được:
Take a Vacation: Cho mình một chuyến đi để Refresh
Take Breaks: Chế độ ngủ nghỉ hợp lý để cơ thể phục hồi lại.
Get a Good Nap: Dành ra khoảng 20 phút chợp mặt nghỉ trưa để đầu óc sảng khoái hơn.
Stay Active: Tập luyện sức khoẻ. Giữ đầu óc và cơ thể thường xuyên ở chế độ được vận động, kích hoạt.
Eat Right: Ăn uống khoa học điều độ, hạn chế bỏ bữa.
Know Your Limit: Biết được giới hạn của bản thân, đừng cố quá thành quá cố.
Get Help: Hãy mở cửa chào đón sự giúp đỡ từ những người khác, khi bạn thấy cần.
Change Your Environment: Linh hoạt thay đổi môi trường làm việc trong ngày để duy trì hiệu quả.
Find a Hobby: Tìm sở thích khác bên ngoài công việc. “Ngắt kết nối” tạm thời với công việc bằng những sở thích đó cũng là cách bạn Refresh lại tinh thần chiến đấu.
Meditation: Thiền- để lắng đọng và suy nghĩ, tập trung vào những thứ quan trọng nhất với mình, và cũng là cách để giảm lo lắng stress trong công việc.
Ngoài ra, “stay connected” với những điều quan trọng trong cuộc sống như gia đình, bạn bè, bên cạnh công việc, những giây phút thư giãn trò chuyện với họ sẽ giúp bạn giảm căng thẳng của hiện tại, cũng là cách để bạn luôn giữ được sợi dây kết nối với mọi người.
Còn khi Burn Out xảy ra, thì việc đầu tiên là hãy thông báo với những người trong team bạn về tình trạng của mình, tạm giao việc cho người khác làm giúp đỡ mình. Rồi tiếp theo hãy ngay và luôn:
Nghỉ ngơi- Thư giãn- Không làm gì- Cho tới khi bạn tìm lại niềm hứng khởi trong công việc và cuộc sống
Mình đã làm vậy trong 4 ngày qua: Ăn ngủ nghỉ điều độ hợp lý, dành nhiều thời gian nói chuyện với gia đình, đọc sách yêu thích, nấu ăn, xem chương trình giải trí, cho tới…hôm nay, khi mình đã cảm nhận trong mình, động lực và niềm hứng khởi trào dâng lại với công việc, với việc học và viết blog chia sẻ. Và các bạn biết không? Nếu được ví trạng thái của mình lúc này, mình sẽ ví nó là Miếng Bọt Biển – nó muốn “hút” hết mọi kiến thức, thông tin, bài học trong suốt 4 ngày qua nó bỏ lỡ, nó muốn “Catchup”, “Say Hello” với tất cả mọi người nó không thể gặp được trong 4 ngày qua. Và nó giúp mình trở lại mạnh mẽ và bền bỉ hơn lần trước. Burn Out đã giúp mình RESET lại như thế đó.`