Startup du lịch châu Á tìm đường sống sót trong đại dịch

Theo Nikkei Asia Review 30/06/2020 04:55

Nhiều công ty khởi nghiệp du lịch châu Á dấn thân vào thị trường ngách và các lĩnh vực kinh doanh mới nhằm cải thiện doanh thu.

KKday cái tên nổi bật trong số các công ty khởi nghiệp du lịch tại châu Á. Startup có trụ sở đặt tại Đài Loan liên tục tăng trưởng trong ba năm liên tiếp. KKday thu hút hàng chục triệu USD từ các nhà đầu tư lớn như Alibaba, Line, để mở rộng quy mô thị trường ra nhiều quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, trong bối cảnh COVID-19 khiến hoạt động du lịch quốc tế tê liệt, các chuyên gia nhận định, KKday cần phải chứng minh sức mạnh kinh doanh của mình nhiều hơn nữa. Với lượng lớn đơn đặt phòng bị huỷ và doanh thu giảm 90% trong tháng 4 vừa qua, công ty này đã dần chuyển sang một ngành kinh doanh khác: bán đồ lưu niệm và đồ ăn trực tuyến.

Bánh dứa Đài Loan, kem cua Hàn Quốc, cốc thủy tinh mô hình núi Phú sĩ là ba trong số hàng loạt mặt hàng đã giúp doanh thu của KKday tăng gấp 3 lần so với hồi đầu tháng 4 và đạt 50% doanh thu đặt phòng của nền tảng vào thời kỳ cao điểm. "Chúng tôi cũng ngạc nhiên khi hướng đi mới này lại mang lại hiệu quả", Yuki Huang, giám đống tiếp thị của KKDay chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei Asian Review.

KKDay bắt đầu cung cấp các món đồ lưu niệm trên nên tảng của mình.

KKDay bắt đầu cung cấp các món đồ lưu niệm trên nên tảng của mình.

Những gì mà KKday trải qua cũng là cảm nhận chung của nhiều nhà sáng lập các startup du lịch. Lĩnh vực này đã trở thành con cưng của các nhà đầu tư tư nhân và đầu tư mạo hiểm trong vài năm vừa qua nhờ sự bùng nổ du lịch do sự gia tăng của tầng lớp trung lưu tại Châu Á. Các công ty khởi khiệp du lịch và nở rộ theo nhu cầu tăng cao đó.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư đang thận trọng hơn khi rót vốn do nhiều chuyên gia dự báo ngành du lịch sẽ mất nhiều năm để phục hồi. Các startup du lịch tại khu vực đang đứng trước một cuộc chiến sinh tồn thực sự. Chỉ các công ty có thể tồn tại và đứng vứng mới trở thành đơn vị mạnh nhất và dễ thích nghi với khủng hoảng.

Trước COVID-19, du lịch là lĩnh vực ưu tiên của các nhà đầu tư. Theo phân tích số liệu của Lufthansa Innovation Lab, từ năm 2013 đến năm 2019, vốn đầu tư mạo hiểm cho du lịch và dịch vụ đã tăng vọt 22 lần, từ 1,4 tỷ USD lên 30,3 tỷ USD. Tỷ trọng phân bổ vốn của tất cả các quỹ đầu tư mạo hiểm vào ngành du lịch và dịch vụ đi lại tăng từ 2% lên 18% trong giai đoạn 2013-2018.

Daniel Yeh, đến từ công ty luật White & Case nhận định, các nhà đầu tư từng đặc biệt yêu thích và sẵn sàng rót tiền cho các công ty khởi nghiệp về du lịch và nghỉ dưỡng. Nhưng phần lớn đã dừng lại sau khi dịch bệnh bùng nổ đầu năm nay.

Trong suốt 5 tháng đầu năm 2020, giá trị giao dịch và đầu tư và lĩnh vực nghỉ dưỡng đã giảm 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng thương vụ thành công giảm từ 75 xuống còn 56, theo số liệu được đưa ra bởi Mergemarket.

Daniel Yeh từng hỗ trợ nhiều công ty khởi nghiệp du lịch gọi vốn nhận định, những công ty trước đây có xu hướng đốt tiền để giành thị phần giờ đây đã phải áp dụng chiến lược "phòng thủ triệt để", cắt giảm các lĩnh vực kinh doanh không nằm trong trọng tâm để bảo về nguồn tiền. Các nhà đầu tư bắt đầu cắt lỗ vì những bất ổn trong ngành, điều này buộc các công ty du lịch phải dấn thân vào các lĩnh vực mới khi thị trường bị thu hẹp.

Sun Hongbo, CEO và đồng sáng lập startup về thương mại điện tử miễn thuế Bonflie đang tìm kiếm nguồn cung mặt nạ và thiết bị y tế trong một vào tháng qua. Ông cho biết, khi ngành bán lẻ du lịch đi vào bế tắc, đây là hướng đi để hạn chế sự sụt giảm doanh số. Mặt nạ của Bonflie đã được bán tại hơn 10 quốc gia Trung Đông, châu Âu và Mỹ. Công ty khởi nghiệp này cũng làm việc với các cửa hàng miễn thuế để vận chuyển mỹ phẩm, rượu đang bị mắc kẹt tại nhà kho sân bay đến tận cửa nhà cho khách hàng.

Website du lịch trực tuyến của HongKong - Klook, đối thủ của KKday được hỗ trợ bởi SoftBank giờ đây cung cấp dịch vụ đặt chỗ tại nhà hàng, giao đồ ăn và cung cấp thực phẩm trên nền tảng của mình.

Eric Gnock Fah, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của Klook, cho biết đơn vị bắt đầu nghĩ đến việc thích nghi với những thay đổi của thị trường gây ra bởi đại dịch COVID-19. "Chúng ta không thể thoát ra khởi thực tế là COVID-19 sẽ thay đổi cách mọi người du lịch. Trước đại dịch, mọi người không cần phải lo lắng khi đứng trong đám đông, nhưng giờ đây khách hàng sẽ thích du lịch một mình hoặc các chuyến du lịch với quy mô gia đinh", ông nói.

Một số công ty khởi nghiệp cũng đang thử nghiệm các ý tưởng tương lai. Gần đây, Walk in Hong Kong, một công ty chuyên về tour du lịch chủ đề văn hóa đã tổ chức một buổi thăm qua ảo dành cho 700 sinh viên qua các tòa nhà biểu tưởng của Hong Kong. Chương trình đã nhận được sự hỗ trợ tài chính từ một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất Hong Kong và đã giúp Walk in Hong Kong tăng doanh thu sau khi công ty này bị cấm tổ chức các tour du lịch đông người trong nhiều tháng để tuân thủ các quy định giãn cách xã hội.

Giám đốc điều hành của Walk in Hong Kong - Olivia Tang chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia Review cho biết: "Đại dịch không phải là điều gì có thể biến mất. Nó sẽ còn tồn tại cho đến khi chúng ta có thể tìm ra vaccine và cung cấp cho dân cư toàn cầu, điều này đồng nghĩa tình hình diễn biến của dịch bệnh có thể kìm hãm đáng kể ngành du lịch trong nhiều năm tới.

Theo Nikkei Asia Review