Kỹ năng chuyên môn, tốt và không tốt như thế nào cho việc khởi nghiệp
Để khởi nghiệp thành công, bắt buộc mỗi người cần phải trang bị cho mình những kỹ năng nhất định, trong đó có kỹ năng chuyên môn.
Kỹ năng chuyên môn, tốt và không tốt như thế nào cho việc khởi nghiệp Startup hay còn gọi là khởi nghiệp là một từ khóa không còn quá xa lạ với các bạn trẻ hiện nay. Để khởi nghiệp thành công, bắt buộc mỗi người cần phải trang bị cho mình những kỹ năng nhất định, trong đó có kỹ năng chuyên môn. Xoay quanh kỹ năng này có một vấn đề đặt ra rằng, nó tốt và không tốt như thế nào cho việc khởi nghiệp của doanh nghiệp.
Kỹ năng chuyên môn sẽ giúp bạn có kiến thức tốt trong lĩnh vực muốn khởi nghiệp
Muốn khởi nghiệp thành công, bạn cần phải am hiểu về lĩnh vực mà bạn muốn dấn thân vào để gầy dựng cho mình một sự nghiệp riêng. Do vậy, kỹ năng bắt buộc mà bạn phải có đó là kỹ năng chuyên môn sâu rộng. Từ những kiến thức mà bạn có được về sản phẩm hay dịch vụ mà bạn muốn cung cấp cho khách hàng bạn sẽ có một cái nhìn rõ ràng hơn về con đường xây dựng sản phẩm. Bên cạnh đó có kiến thức chuyên môn tốt bạn sẽ hiểu được các sản phẩm hiện có trên thị trường còn có điều gì chưa hoàn hảo, điều gì mới mẻ cần phải khai sáng để thu hút khách hàng. Nhờ vậy, bạn sẽ có một đường hướng khởi nghiệp tốt hơn. Như vậy có thể thấy kỹ năng chuyên môn là cần thiết cho bất kỳ bạn trẻ nào muốn khởi nghiệp.
Khởi nghiệp còn cần nhiều kỹ năng khác
Có thể nói, kỹ năng chuyên môn là một kỹ năng cần thiết cho bất kỳ ai khi muốn bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, có một thực tế cần phải nhìn nhận đó là muốn khởi nghiệp thành công bên cạnh kiến thức chuyên môn bạn cần thêm các kỹ năng khác. Tạo ra một sản phẩm, dịch vụ tốt bạn chỉ mới đi được một nửa quãng đường của việc khởi nghiệp, một nửa còn lại yêu cầu bạn phải bán được sản phẩm đó để tạo ra doanh thu cho chính bạn thì mới gọi là khởi nghiệp thành công.
Bạn thử hình dung, nếu bạn làm ra được một sản phẩm mang lại nhiều giá trị cho cuộc sống của con người nhưng lại không thể thuyết phục, lấy được lòng tin của khách hàng để họ tin tưởng và mua sản phẩm của bạn sử dụng thì bạn cũng sẽ không thể nào tồn tại và cạnh tranh với các doanh nghiệp đã và đang có tên tuổi trên thị trường. Do đó, bên cạnh việc trau dồi kiến thức chuyên môn bạn cần phải trang bị thêm cho mình các kỹ năng khác như kỹ năng thuyết phục, bán hàng, kỹ năng làm việc và tư duy độc lập, ngoại ngữ và một số kiến thức về tin học, web, lập trình cũng là điều cần thiết phải có.
Người có kỹ năng chuyên môn tốt thường ngại mạo hiểm
Khởi nghiệp vốn dĩ là một cuộc đấu mà kết quả có thông thường là “được ăn cả, ngã về không”. Nếu bạn khởi nghiệp thành công, bạn sẽ có được một “cơ ngơi” riêng cho mình nhưng trái lại nếu khởi nghiệp thất bại có thể bạn sẽ mất hết tất cả những gì đang có. Bởi vậy, khởi nghiệp yêu cầu người ta phải có một tinh thần thép, một đầu óc tỉnh táo và dám chấp nhận thử thách để rồi thất bại họ đứng lên tiếp tục thất bại rồi thành công. Tuy nhiên, đa số những người có kiến thức chuyên môn cao thường ngại “mạo hiểm”, ít sáng tạo hay bám chặt lấy những thứ nghiên về học thuật mà ít có quan sát nhu cầu thực tế của thị trường của người tiêu dùng và sử dụng dịch vụ. Đây có thể nói là một bước cản lớn đối với chính họ trong quá trình khởi nghiệp.
Để thai nghén và cho ra đời một đứa con bằng cả tâm huyết, sức lực, tiền bạc thông qua con đường khởi nghiệp bạn phải chuẩn bị mọi thứ rất kỹ càng ngay từ những ngày đầu tiên. Hãy nhớ rằng, kiến thức chuyên môn là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ để khởi nghiệp thành công.