Khởi nghiệp bằng việc thu hoạch lục bình làm sạch môi trường nước và lọc dầu tràn

Theo CNN 06/09/2020 04:55

Công ty khởi nghiệp ở Benin đã biến bèo dại này, phơi khô làm nguyên liệu có tác dụng làm sạch dầu tràn và chống thấm hiệu quả, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương.

Cây lục bình là nguồn thực vật có hại khi cản trở nguồn ô xy và ngăn hoạt động của các sinh vật dưới nước khi du nhập vào châu Phi từ Nam Mỹ. Bởi vậy, một công ty khởi nghiệp ở Benin đã loại bỏ loại bèo dại này, đồng thời phơi khô chúng làm nguyên liệu có tác dụng làm sạch dầu tràn và chống thấm hiệu quả, tạo việc làm cho hơn 1.000 lao động địa phương.

Các loài xâm lấn, du nhập vào châu Phi từ Nam Mỹ cuối những năm 1800 đã tàn phá các sông hồ bằng việc làm tắc nghẽn dòng nước, phá hủy hệ sinh thái và khiến cho con người ngày càng khó khăn trong quá trình tìm kế sinh nhai.

Dữ liệu về những tác động của thực vật mọc dại với nền kinh tế vẫn còn thiếu, nhưng tại Benin (một quốc gia ở Tây Phi), một loài cây phá hoại trong năm 1999 đã bị phát hiện. Cây này làm giảm thu nhập hàng năm của 200.000 người, khoảng 84 triệu USD.

Đó là lý do tại sao Greeen Keeper Africa, một công ty khởi nghiệp ở Benin, được thành lập vào năm 2014 đang cố gắng làm giảm sự lây lan của loại bèo dại bằng cách vớt sạch chúng khỏi mặt nước, đặc biệt là các tuyến đường thủy, đồng thời tận dụng nó để tạo ra một chất dạng sợi có thể giúp làm sạch dầu tràn.

Lục bình tạo thành những tấm thảm dày làm tắc nghẽn các kênh dẫn nước, đồng thời trở thành nơi sinh sản của muỗi

Lục bình tạo thành những tấm thảm dày làm tắc nghẽn các kênh dẫn nước, đồng thời trở thành nơi sinh sản của muỗi

Geneviève Yehounme, giám đốc thương mại của công ty cho biết: “Đầu tiên, chúng tôi sẽ loại bỏ những loại cây dại này ra khỏi môi trường. Tiếp đó, công ty sẽ sử dụng các máy hút để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp”.

Nhổ cây cỏ dại và lá lục bình

Yehounme cho biết, công ty khởi nghiệp với việc lấy nguồn bèo lục bình từ Hồ Nokoué, ở phía đông nam của đất nước, nơi loại cây này "thực sự gây phiền toái cho cộng đồng địa phương".

Cô cho hay: Mọi người sống chủ yếu dựa vào việc đánh bắt cá. Tuy vậy, hoạt động chính mang lại nguồn lợi này đang bị đe dọa nghiêm trọng vì lục bình. Những thảm lục bình dày cản trở sự tiếp cận các khu vực đánh bắt cá và cản ánh sáng mặt trời, nguồn oxy xuống lòng nước, làm cạn kiệt nguồn cá.

Green Keeper Africa thuê phụ nữ từ các cộng đồng địa phương để thu hoạch cây cỏ dại dưới nước

Green Keeper Africa thuê phụ nữ từ các cộng đồng địa phương để thu hoạch cây cỏ dại dưới nước

Những loại cây này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngập lụt trong mùa mưa, bằng cách ngăn lượng nước dư thừa chảy vào sông và kênh tưới tiêu, đồng thời xâm lấn rừng ngập mặn trong khu vực, gây nguy hiểm cho hệ sinh thái phong phú nhưng mỏng manh.

Green Keeper Africa thu hoạch lục bình, làm khô cây và chia nó thành những sợi rời, bán ra trên thị trường với nhãn hiệu GKSORB. Những sợi này có thể được đóng gói vào bên trong các loại túi, gối, và thậm chí là những đôi tất. Tác dụng của chúng là để chống tràn khẩn cấp. Những chiếc túi, gối chứa sợi lục bình có thể được để trong những chiếc xe, có thể chứa được lượng nước tràn lên đến 58 gallon (220 lít).

Yehounme cho biết các công ty dầu khí, chẳng hạn như Puma Energy Benin sẽ mua các sản phẩm này. Đây là giải pháp thay thế thân thiện môi trường so với các phương pháp chống tràn hiện có.

Miguel Patel, cố vấn kỹ thuật cấp cao thuộc Liên đoàn Giải pháp ô nhiễm dầu khí quốc tế giải thích: Trong khi các vụ tràn dầu lớn thường được làm sạch bằng nhiều phương pháp như sử dụng phao quây dầu, chất hấp thụ dầu, chất phân tán dầu… những chất hấp thụ như gói lục bình rất hữu ích cho các vụ tràn dầu nhỏ hơn, đặc biệt ở trên đất liền. Những chất hấp thụ phổ biến trước đây là chất tổng hợp, còn lục bình là chất hấp thụ hữu cơ rất có lợi vì chúng sẽ trở thành những chất thải ít gây hại cho môi trường.

Các sản phẩm hữu cơ có thể được sử dụng để hấp thụ một loạt các chất ô nhiễm, từ dầu động cơ đến thuốc nhuộm và sơn

Các sản phẩm hữu cơ có thể được sử dụng để hấp thụ một loạt các chất ô nhiễm, từ dầu động cơ đến thuốc nhuộm và sơn

Dù thu hoạch khoảng 3.900 tấn cây mỗi năm, công ty khởi nghiệp vẫn không thể “vét” được hết những dấu vết của lục bình. “Cây dại” dưới nước thường sinh sản nhanh tới mức một nhóm thực vật có thể tăng gấp đôi sinh khối của nó trong vòng chưa đầy hai tuần.

Một số nhà khoa học cũng đưa ra nhiều ý kiến trái ngược. Nhiều người tin rằng việc tìm ra giải pháp thương mại cho cây cũng không thể giúp loại bỏ nó.

Arne Witt, điều phối viên khu vực liên quan đến các loài xâm lấn thuộc trung tâm nông nghiệp và khoa học sinh học quốc tế cho biết: Theo kinh nghiệm của chúng tôi, việc sử dụng một loài thực vật xấm lấn chưa bao giờ góp phần vào việc kiểm soát được chúng.

Ông cảnh báo: Thực tế, hành động này còn có thể góp phần vào sự lây lan của cỏ dại vì mọi người sẽ coi nó như một thứ nguyên liệu mà họ có thể kiếm lời.

Witt cho biết: Mục đích chính của chúng tôi là cố gắng loại bỏ càng nhiều cây càng tốt. Mọi việc khác chỉ là vấn đề thứ yếu.

Lợi ích xã hội

Yehounme lập luận rằng Green Keeper Africa có thể giúp đỡ các cộng đồng địa phương bằng cách loại bỏ một phần cỏ dại và tạo thêm nhiều việc làm.

Yehoumne cho biết công ty sử dụng một mạng lưới hơn 1.000 người từ các ngôi làng địa phương để thu hoạch cây trồng, trong đó có hơn 80% là phụ nữ.

Công ty khởi nghiệp đưa ra các chương trình đào tạo cho công nhân địa phương, dạy họ cách thu hoạch và ủ lục bình theo cách tốt nhất.

Công ty khởi nghiệp đưa ra các chương trình đào tạo cho công nhân địa phương, dạy họ cách thu hoạch và ủ lục bình theo cách tốt nhất.

Cô hy vọng, khi nhu cầu về sản phẩm ngày càng tăng, những tác động đến môi trường và xã hội của công ty cũng sẽ mở rộng hơn.

Green Keeper Africa cho biết họ đã huy động được hơn 171.000 USD tài trợ và doanh thu trung bình hàng năm vào khoảng 90.000 USD. Con số này dự kiến sẽ tăng khi công ty mở rộng sang các nước Tây Phi khác.

Do đại dịch, việc mở rộng quy mô đang phải tạm dừng, nhưng công ty có kế hoạch ra mắt tại Ghana và Cote d’Ivoire sau khi các ngành kinh doanh được phép hoạt động trở lại.

Theo CNN