Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN 2020: Chuyển đổi số là đòn bẩy giúp doanh nghiệp MSMEs chiếm lĩnh thị trường

THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN 16/10/2020 15:19

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nắm bắt các cơ hội từ quá trình chuyển đổi số, công nghệ số để thúc đẩy, chiếm lĩnh thị trường.

Chia sẻ tại Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN 2020, ông Vivek Lath, Partner at McKinsey & Company cho biết, tại ASEAN, có đến 90-95% doanh nghiệp là các doanh nghiệp nhỏ, vừa và nhỏ (MSMEs).

ông Vivek Lath, Partner at McKinsey & Company cho biết, tại ASEAN, có đến 90-95% doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa (msme).

Ông Vivek Lath, Partner at McKinsey & Company cho biết, tại ASEAN, có đến 90-95% doanh nghiệp là MSMEs.

Khối doanh nghiệp MSMEs đóng góp trên 50% GDP, chiếm 60-80% việc làm tuỳ mỗi quốc gia. Ông Vivek Lath đánh giá, về doanh thu của khu vực msme, ở nhiều quốc gia còn tiềm năng để tăng trưởng.

Trong khi đó, khối doanh nghiệp này gặp nhiều thách thức kể từ đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp hết vốn lưu chuyển, nguồn thương mại bị gián đoạn và nhiều doanh nghiệp mất doanh thu. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp phải luân phiên cho lao dộng việc làm, thậm chí, dừng hoạt động.

Do đó, để vượt qua giai đoạn khủng hoảng này, ông Vivek Lath nhận định, các doanh nghiệp cần nắm bắt các cơ hội từ quá trình chuyển đổi số, công nghệ số.

Lấy ví dụ về các doanh nghiệp siêu nhỏ từ 9 người trở xuống ở Maylaysia cũng là những doanh nghiệp có thể chuyển đổi, tìm kiếm khách hàng mới qua nền tảng mạng, thậm chí, nhiều doanh nghiệp siêu nhỏ còn xuất khẩu được hàng hoá của mình. 

Tuy nhiên, ông Vivek Lath khẳng định, vẫn còn nhiều vấn đề như hạ tầng, doanh nghiệp không có kiến thức về chuyển đổi số, đây đều là những thách thức lớn mà các doanh nghiệp MSMEs phải đối mặt. 

Do đó, các quốc gia khác nhau có cách ứng xử khác nhau về số hoá và đào tạo cho lực lượng lao động chuyển đổi số. Theo đó, có 6 yếu tố cần thiết phải tính đến.

Thứ nhất, cung cấp nội dung đào tạo công nghệ số. Thứ hai, chia sẻ hoạt động kinh doanh, khách hàng. Thứ ba, có chính sách khuyến khích với các khoản vay lãi suất thấp cho doanh nghiệp MSMEs. Thứ tư, tăng cường việc tiếp cận của doanh nghiệp MSMEs với các nguồn lực gồm vốn và thị trường. Thứ năm, cung cấp các cố vấn cho các doanh nghiệp. Thứ sáu, tạo động lực thúc đẩy tài chính bao trùm gồm thanh toán số - ông Vivek Lath đánh giá đây là tiềm năng rất lớn.

Có thể bạn quan tâm

  • Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020: Tạo dựng hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ số

    14:22, 16/10/2020

  • Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020: Kinh doanh liêm chính và minh bạch mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp

    14:15, 16/10/2020

  • Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN 2020: Kinh doanh liêm chính là lợi thế của doanh nghiệp khởi nghiệp

    14:10, 16/10/2020

  • DIỄN ĐÀN KHỞI NGHIỆP ASEAN: Cơ hội mới trong thời đại kỹ thuật số

    14:07, 16/10/2020

  • Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020: Xây dựng Chỉ số Hội nhập số ASEAN

    14:00, 16/10/2020

  • Khởi nghiệp từ sản phẩm truyền thống để bảo vệ văn hóa của người Dao

    13:13, 16/10/2020

  • Diễn đàn Khởi nghiệp ASEAN 2020: Doanh nghiệp khởi nghiệp cần sự hỗ trợ hơn nữa từ các vườn ươm

    11:36, 16/10/2020

  • Diễn đàn khởi nghiệp ASEAN 2020: Động lực thúc đẩy kinh tế

    11:23, 16/10/2020

THY HẰNG - Ảnh: QUỐC TUẤN