Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020: Dự án “Sản xuất và thương mại gỗ Dừa CCF”
Dự án “Sản xuất và thương mại gỗ Dừa CCF” sử dụng nguyên liệu phi truyền thống, từ phần thứ liệu, phế liệu của cây dừa, từ đó sản xuất ra sản phẩm ván sàn và các sản phẩm đồ gỗ khác từ loại gỗ.
Dự án Sản xuất và Thương mại gỗ Dừa CCF là dự án thuyết trình thứ ba trong Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp quốc gia 2020.
Nhóm tác giả bao gồm Nguyễn Phúc Vinh, Nguyễn Ngọc Quỳnh, Phạm Cao Ánh, Nguyễn Thị Lý đến từ Trường Đại học Lâm nghiệp.
TRÌNH BÀY CỦA DỰ ÁN
Đại diện nhóm thông tin: Báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT ngày 19 tháng 11 năm 2019, diện tích cây dừa của Việt Nam đứng hàng thứ 7 trong 93 nước trồng dừa trên thế giới; đứng thứ tư tại Việt Nam. Theo đánh giá của Cộng đồng dừa quốc tế (ICC), dừa Việt Nam có năng suất và chất lượng cao nhất trên thế giới. Ở Việt Nam dừa được xếp hàng thứ tư trong các cây công nghiệp lâu năm với diện tích trồng lớn, sau cao su, hồ tiêu, điều.
Theo đánh giá của Viện cây ăn quả Miền Nam, cây dừa nằm trong nhóm cây trồng chống chịu tốt với mặn, với nồng độ từ 5-6 phần nghìn. Ngoài ra, cây dừa còn chịu được ngập úng và hấp thụ một lượng đáng kể khí CO2. Đây là một trong những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển bền vững cây dừa trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay.
Nhóm dự án đã có thời gian thực tế tại địa phương trồng dừa và nhận thấy, sau 2/3 chu kỳ thời gian sống, năng suất và chất lượng quả dừa sẽ giảm, tùy theo điều kiện lập địa và quá trình giảm năng suất mà người dân quyết định thời gian chặt bỏ, thông thường là sau 25-30 năm.
Thông tin từ các doanh nghiệp chia sẻ, chỉ khoảng 15-16% tỷ lệ sử dụng phần thân (phần vỏ ngoài phía gốc) của cây dừa được dùng sản xuất các loại hình sản phẩm đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ như: đũa, muỗng, gầu múc,… Còn lại 2/3 phần thân phía ngọn có độ bền cơ học thấp, hàm lượng muối và chất tủy lớn nên không sử dụng trong sản xuất đồ mộc mà chuyển qua các khu trồng nấm hoặc có thể sẽ bỏ ngoài môi trường. Thống kê hàng năm, có đến 7.000 ha tương đương với 1,4 triệu m3 dừa hết tuổi bị chặt hạ, phần lớn để tự nhiên ngoài môi trường gây lãng phí và ô nhiễm. Việt Nam đang trải qua quãng thời gian chịu nhiều tác động xấu của thiên nhiên như: hạn hán, lũ lụt,.. nguyên nhân chính là do rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị khai thác gỗ không hợp lý.
Để phát triển kinh tế đồng thời bảo vệ nguồn gỗ cần có những vật liệu gỗ có trữ lượng lớn khác thay thế gỗ truyền thống. Hơn nữa để góp phần sử dụng hiệu quả, nâng cao tỷ lệ sử dụng thân cây dừa, tạo sinh kế cho người dân vùng trồng dừa, nhóm đã thực hiện dự án: “Sản xuất và thương mại gỗ dừa”.
Dự án “Sản xuất và thương mại gỗ dừa CCF” sử dụng nguyên liệu phi truyền thống, nguyên liệu là phần thứ liệu, phế liệu của cây dừa hiện nay vẫn đang tồn đọng ngoài môi trường để sản xuất ra sản phẩm ván sàn và các sản phẩm đồ gỗ khác từ loại gỗ này.
Bên cạnh nguồn nguyên liệu phi truyền thống, dự án “Sản xuất và thương mại gỗ Dừa” áp dụng công nghệ hoàn toàn mới tại Việt Nam: Công nghệ biến tính “nhiệt – hóa – cơ” nên có tính chất chống chịu lại được các vi sinh vật gây hại cho gỗ, màu sắc đẹp, cường độ cơ học cao và chống hút nước từ đó có thể sử dụng được ở không gian trong nhà và ngoài trời. Phương pháp sử dụng nhiệt độ cao, các chất chậm cháy, các chất hương liệu,… kết hợp với cường độ nén cơ học. Xử lý từ gỗ dừa chất lượng thấp thành gỗ dừa có chất lượng đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, từ đó cấu thành nhiều loại hình sản phẩm đa công năng.
Sản phẩm có giá thành cạnh tranh: 350.000 đồng/m2 tương đương với các loại sản phẩm ván sàn công nghiệp khác và thấp hơn các sản phẩm ván sàn làm từ gỗ tự nhiên và gỗ rừng trồng. Trước mắt, sản phẩm hướng đến thị trường nội địa, sau đó sẽ phát triển sản phẩm và hướng đến thị trường Châu Á.
Điểm khác biệt so với những dự án cùng đề tài khác nằm ở nguyên liệu khi hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến gỗ đều sử dụng nguồn nguyên liệu là các loại gỗ rừng trồng, có các tính chất vật lý và cơ học ổn định để sản xuất các sản phẩm đồ mộc dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Dự án “Công ty cổ phần sản xuất và thương mại gỗ Dừa CCF” sử dụng nguyên liệu phi truyền thống, nguyên liệu là phần phế liệu của gỗ dừa hiện nay đang được bỏ đi.
Một điều khác biệt nữa đó là khác biệt về công nghệ, dự án sử dụng công nghệ hoàn toàn mới tại Việt Nam: sử dụng công nghệ biến tính hóa – nhiệt – cơ. Công nghệ có ưu điểm: Công nghệ đơn giản, hầu như các doanh nghiệp chế biến gỗ đều có thể áp dụng được, có thể thay đổi tùy theo đơn hàng khác nhau. Xử lý gỗ Dừa từ chất lượng thấp thành gỗ Dừa chất lượng đáp ứng được cho các mục đích sử dụng khác nhau, từ đó cấu thành nhiều loại hình sản phẩm có công năng đa dạng (sản phẩm sử dụng môi trường nội – ngoại thất,…)
Bên cạnh đó, sản phẩm được sử dụng đa công năng do ưu điểm cây dừa là cây một lá mầm nên gỗ sẽ ít bị cong vênh, nứt nẻ, khác hoàn toàn so với các loại gỗ tự nhiên khác; Có khả năng chống hút nước tốt vì sử dụng công nghệ biến tính nhiệt và dùng keo có khả năng kháng nước, vì vậy nó có thể dùng được cả ở ngoài trời; Ván sàn CCF còn có khả năng chống vi sinh vật tốt vì trong quá trình biến tính nhiệt các thành phần thức ăn cho vi sinh vật được loại bỏ gần như triệt để; Có cường độ cơ học cao vì gỗ đã được xử lý biến tính bằng công nghệ hóa – nhiệt – cơ; An toàn cho người sử dụng vì sử dụng keo không độc hại; Có màu sắc tự nhiên của gỗ Dừa mang lại vẻ gần gũi và ấm cúng trong không gian văn hóa Việt; Kích thước và cường độ cơ học có thể thay đổi tùy theo đơn đặt hàng hay yêu cầu của người sử dụng.
Với quy mô sản xuất theo hướng công nghiệp, sản phẩm theo đúng quy trình kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng giá trị sản phẩm. Do đó, dự án “Công ty sản xuất ván sàn gỗ Dừa CCF” đi vào hoạt động sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong lĩnh vực kinh doanh, xây dựng. Từ đó đem đến cho thị trường một sản phẩm mới, thúc đẩy tăng trường kinh tế tại địa phương thông qua việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập cho người lao động tại địa phương và người trồng Dừa, giúp giảm tỷ lệ đói nghèo do thất nghiệp,…
Đối với thân cây Dừa lão hóa được chặt hạ để trồng mới tại Miền Nam và Nam Trung Bộ chiếm 10% diện tích Dừa hàng năm, tương đương với 5.200 m3 gỗ Dừa. Tuy nhiên qua báo cáo tình hình sử dụng thân cây dừa ở Miền Nam và Nam Trung Bộ cho thấy chỉ một phần rất nhỏ dùng cho làm hàng thủ công mỹ nghệ (phần bìa bên ngoài), còn hầu hết phần ruột đều bỏ đi. Việc sử dụng thân cây Dừa đưa vào sản xuất ván sàn gỗ Dừa CCF thì phần bìa vẫn được sử dụng làm hàng thủ công mỹ nghệ (thu nhập của người dân phần này vẫn không thay đổi), phần ruột còn lại đưa vào sản xuất ván sàn gỗ Dừa CCF sẽ tạo ra thu nhập thêm cho người lao động. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng trăm người lao động trong đó những công việc này phụ nữ có thể làm chủ 60% công việc.
Khi sử dụng hiệu quả phần ruột hoặc cả phần bìa và ruột cây Dừa sẽ làm giảm lượng thân cây Dừa bỏ mục nát gây ô nhiễm môi trường.
Đa dạng hóa nguồn nguyên liệu mới, từ đó hạn chế nạn khai thác rừng tự nhiên, giảm thiểu tác động môi trường, giảm nhẹ thiên tai như: hạn hán, lũ lụt,…
PHẢN BIỆN TỪ HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH:
Ông Đàm Quang Thắng – Tổng Giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam, Chuyên gia Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia:
Trong sline bạn nói thì công nghệ rất đơn giản thì s? Cơ sở nào để các bạn thành lập công ty cổ phần sớm như vậy? Cơ cấu cổ đông của các bạn như thế nào?...
Đại diện dự án trả lời:
Về cơ cấu chi phí của một miếng ván sàn được tính trên chi phí sản xuất + marketing để bán hàng. Tỷ lệ % chí phí dưới 50%. Chí phí đầu vào nguyên liệu khoảng 20%. Thu gom phần nguyên liệu là 20%.
Ông Trần Trí Dũng - Quản lý Chương trình Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss Entrepreneurship Program, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia hỏi: Các bạn đặt nhà máy ở đâu? Và có chắc chắn vào đó làm không?
Đại diện dự án trả lời: Chúng em đặt nhà máy ở Bến Tre và cả 4 chúng em chắc chắn sẽ vào đó để làm.
Ông Phan Đình Tuấn Anh – Founder của Angels 4 Us, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia - phụ trách khu vực phía Nam hỏi: Cơ sở nào để thành lập công ty cổ phần sớm vậy? Cơ cấu cổ đông của các bạn ra sao?
Đại diện dự án trả lời:
Chúng em có ý tưởng này từ năm thứ 2. Thêm nữa phần dừa sau 25 năm vứt bỏ rất nhiều và tận dụng chưa hết giá trị. Chúng em muốn lập công ty để kêu gọi thêm vốn đầu tư.
Cơ cấu cổ đông: công ty Hoàn Cầu là 20% khoảng hơn 2 tỷ đồng, tuy nhiên là chưa nhận tiền mới nhận được cam kết; các thầy cô trong ban công nghiệp gỗ và nội thật là 10%, công ty cổ phần nội thất Nano là 20%. Quy mô vốn điều lệ: 10,7 tỷ đồng.
Ông Truong Thanh Hùng – Giám đốc Finno Group hỏi: So với các dự án trên thị trường thì có rất nhiều sản phẩm tương đương. Vậy làm thế nào các bạn cạnh tranh được? Tỷ suất lợi nhuận tính bao nhiêu %?
Đại diện dự án trả lời: Thông điệp Chính phủ là Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam và hàng chất lượng cao. Ván sàn gỗ thì hơn hẳn các loại ván công nghiệp khác.
Tỷ suất lợi nhuận đang tính là 30%.
PHẢN BIỆN CỦA CÁC ĐỐI THỦ:
Nhóm Pando đặt câu hỏi: nhiều công sản xuất ván gỗ Dừa thì công nghệ của các bạn như thế nào? Bạn nói thành lập công ty cổ phần rồi những nhóm chưa tìm thấy mã số thuế?
Đại diện nhóm trả lời: Các công ty đó sẽ làm các đồ trang trí, chúng tôi sẽ sử dụng gỗ ngân khối. Chúng tôi có ý tưởng và chắc chắn dự án sẽ thành lập công ty.
Centimedia - Nền tảng kết nối toàn diện cộng đồng Video-makers và người dùng hỏi: Khả năng chịu lỗ của các bạn là bao nhiêu?
Đại diện nhóm trả lời: Chúng tôi tin rằng sẽ không bị lỗ
Đại diện sinh viên trường Nguyễn Tất Thành hỏi: nếu có một công ty khác trả giá cao hơn cho nguồn nguyên liệu thì các bạn xử lý thế nào?
Đại diện nhóm trả lời: Công ty của mình tự chủ về nguồn nguyên liệu và không lấy từ các nguồn khác.
Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã là một người bạn đồng hành quen thuộc với các bạn trẻ mong muốn lập thân, lập nghiệp bằng con đường kinh doanh. Năm 2020, các hoạt động khởi nghiệp được thực hiện đa dạng, tập trung vào đào tạo, huấn luyện, tư vấn, như đào tạo giảng viên nguồn TOT, tập huấn và huấn luyện về khởi nghiệp và kinh doanh liêm chính; tư vấn – hỗ trợ khởi nghiệp. Đáng chú ý, năm 2020, Chương trình Khởi nghiệp Quốc gia đã thành lập và ra mắt Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia và tổ chức thành công Diễn đàn ASEAN Khởi nghiệp theo hình thức vừa trực tiếp và vừa trực tuyến. |
Có thể bạn quan tâm
Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020: Ứng dụng tảo Spirulina gia tăng hiệu quả cho tôm và cải tạo môi trường
14:30, 26/12/2020
Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020: Dự án Pando - Vật liệu xây dựng làm từ rác thải nhựa
14:20, 26/12/2020
Trực tiếp: Chung kết Cuộc thi Khởi nghiệp Quốc gia 2020
13:38, 26/12/2020