VNG vươn lên trở thành startup kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam

NGỌC TÚ (tổng hợp) 16/04/2021 04:05

Mặc dù chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và đã đặt ra kế hoạch thua lỗ nhưng VNG vẫn đạt lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng trong năm 2020.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2020 của Công ty Cổ phần VNG cho thấy, năm qua, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt hơn 6.024 tỷ đồng nhưng thấp hơn kế hoạch đã được Đại hội cổ đông thông qua trước đó.

Theo VNG, doanh thu thuần năm 2020 đạt hơn 6.024 tỉ đồng, tăng 16,3%, tương đương tăng 846 tỉ đồng so với năm 2019. Trong khi đó, giá vốn tăng 23%, tương đương 630 tỷ đồng, do vậy tỷ lệ lợi nhuận gộp/doanh thu giảm 3% so với cùng kỳ. Như vậy, so với mức doanh thu kế hoạch đã được Đại hội cổ đông thông qua hồi tháng 6/2020, mức doanh thu này thấp hơn 10%.

Lợi nhuận trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm lần lượt là 40% và 57%, tương đương 255 tỷ đồng và 261 tỷ đồng. Tuy nhiên, so với lợi nhuận sau thuế kế hoạch đã được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua (lỗ 246 tỷ đồng), mức lợi nhuận này lại tăng rất mạnh, lên tới 439 tỷ đồng. 

Hiện VNG vẫn đang trong giai đoạn đầu tư cho các công nghệ mới như ZaloPay hay các dự án xây dựng quy mô lớn như VNG Data Center (dự kiến hoàn thành cuối năm 2021). Bên cạnh đó, từ giữa năm 2020, VNG cũng thay đổi chiến lược khi quyết định sẽ đầu tư mạnh cho các startup công nghệ giàu tiềm năng của Việt Nam, hướng tới một hệ sinh thái khởi nghiệp công nghệ trong nước lớn mạnh. Từ quý 4/2020, VNG đã đầu tư hơn 80 tỷ đồng vào startup vận tải công nghệ Ecotruck, nắm giữ 20% cổ phần của doanh nghiệp này. Ngày 11/3/2021, VNG tiếp tục công bố thương vụ đầu tư vào Got It - Doanh nghiệp cung cấp nền tảng quà tặng điện tử cao cấp tiên phong của Việt Nam, với giá trị đầu tư chiến lược lên đến 138 tỷ đồng tương đương 29.83% vốn cổ phần.

Các kết quả này là một nỗ lực đáng ghi nhận trong bối cảnh nhiều mảng kinh doanh cốt lõi của VNG chịu ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19, cũng như VNG vẫn đang trong giai đoạn đầu tư mạnh cho các công nghệ mới như ZaloPay hay các dự án xây dựng quy mô lớn như VNG Data Center (dự kiến hoàn thành cuối năm 2021). 

Trong 2021, VNG cho biết sẽ tiếp tục tập trung vào các hoạt động kinh doanh cốt lõi và mở rộng bộ phận phát hành game ra nước ngoài. Trong một cuộc phỏng vấn trước đó với Tech in Asia, Kelly Wong, Phó chủ tịch phụ trách hoạt động của VNG tiết lộ công ty muốn tăng cường phủ sóng ở Đông Nam Á và dọn đường đến các thị trường tiềm năng ở Mỹ Latinh. Bắt đầu từ cái tên VinaGame, VNG nhanh chóng vươn lên trở thành startup kỳ lân công nghệ đầu tiên của Việt Nam và được định giá khoảng 2,2 tỷ USD. Bên cạnh mảng trò chơi trực tuyến (game) các dịch vụ kỹ thuật số của công ty còn trải dài trên nhiều lĩnh vực bao gồm mạng xã hội (Zalo), truyền thông trực tuyến (Zing News), dịch vụ tài chính (ZaloPay) và dịch vụ đám mây (VNG Cloud). 

Có thể bạn quan tâm

  • Stripe trở thành startup kỳ lân giá trị nhất nước Mỹ

    Stripe trở thành startup kỳ lân giá trị nhất nước Mỹ

    04:30, 17/03/2021

  • Startup kỳ lân châu Á Lalamove công bố gọi vốn 1,5 tỷ USD

    Startup kỳ lân châu Á Lalamove công bố gọi vốn 1,5 tỷ USD

    04:05, 23/01/2021

  • Số startup kỳ lân tăng gấp đôi sau 2 năm

    Số startup kỳ lân tăng gấp đôi sau 2 năm

    04:05, 07/12/2020

NGỌC TÚ (tổng hợp)