IPO của Grab và GoTo mở đường cho các startup Đông Nam Á

NGỌC TÚ (tổng hợp) 14/06/2021 04:23

Sau đợt IPO của Grab và GoTo sẽ có khả năng tăng tốc hệ thống sinh thái và sản sinh nhiều hơn nữa các startup tỷ đô.

Theo đánh giá của công ty đầu tư mạo hiểm 500 Startup, đợt niêm yết của hai gã khổng lồ công nghệ tại Đông Nam Á là Grab và GoTo có thể sẽ mở đường cho nhiều doanh nghiệp lớn khác xuất hiện trong khu vực. Trái ngược với lo ngại những công ty nặng ký sẽ “nuốt chửng” startup và doanh nghiệp quy mô nhỏ, IPO của Grab và GoTo được nhận xét có khả năng tăng tốc hệ thống sinh thái và sản sinh nhiều hơn nữa các startup tỷ đô.

Vào tháng 4 vừa qua, Grab - công ty kinh doanh gọi xe có trụ sở tại Singapore thông báo sẽ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng thông qua thương vụ sát nhập với SPAC (công ty mua lại với mục đích đặc biệt) và được định giá 39,6 tỷ đô la. Đây được xem là đánh dấu mốc cho thỏa thuận séc trắng lớn nhất từ trước tới nay. Trong khi đó, startup Indonesia mới được hợp nhất là GoTo Group đã xác nhận (hợp nhất của Gojek và Tokopedia) cũng xác nhận sẽ tiến hành IPO ngay trong năm 2021.

Ông Vishal Harnal, đối tác của 500 Startups trả lời Street Sign Asia cho biết: "Các công ty này vẫn sẽ mua lại các startup nhỏ hơn, nhưng họ cũng đầu tư nhiều hơn vào các công ty khác và tạo ra nhiều doanh nghiệp tỷ đô hoặc một kỳ lân mới ra đời". Những người sáng tập các startup thành công sẽ có thanh khoản mới để để đầu tư vào hệ sinh thái, đồng thời trở thành các nhà đầu tư thiên thần – những người rót vốn cho các startup đang ở giai đoạn sơ khai. Ngoài ra, khi chứng kiến sự thành công của đợt IPO, nhân viên của Grab hay GoTo cũng sẽ nhìn thấy cơ hội để xây dựng công ty riêng.

Ông Harnal cũng nhận định rằng, các công ty như Grab và Go To sẽ mua lại các công ty khởi nghiệp nhỏ hơn và đầu tư nhiều hơn vào các công ty đã thu mua, nhờ đó nhiều "kỳ lân” sẽ ra đời. Ông Harnal còn ví quá trình này giống như quá trình diễn ra ở Trung Quốc với sự đầu tư của các công ty công nghệ nổi tiếng được gọi chung là BAT (gồm Baidu, Alibaba và Tencent).

Theo nghiên cứu của 500 Startups, trong số gần 150 "kỳ lân" đang hoạt động tại Trung Quốc, 40% doanh nghiệp được BAT rót vốn. Thống kê cho thấy các công ty BAT đã đầu tư vào 915 công ty công nghệ kể từ khi "lên sàn".

Có thể bạn quan tâm

  • Grab công bố dự án GrabConnect nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi số

    Grab công bố dự án GrabConnect nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thúc đẩy chuyển đổi số

    11:57, 08/06/2021

  • Startup thương mại xã hội Mio được đầu tư 1 triệu USD từ Grab, Gojek

    Startup thương mại xã hội Mio được đầu tư 1 triệu USD từ Grab, Gojek

    04:23, 24/05/2021

  • Startup Grab đặt mục tiêu định giá 40 tỷ USD trong đợt  IPO

    Startup Grab đặt mục tiêu định giá 40 tỷ USD trong đợt  IPO

    04:23, 21/04/2021

NGỌC TÚ (tổng hợp)