Thị trường ngách 3,5 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Không ít doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đã thành công khi sử dụng nền tảng thương mại điện tử để tiếp cận thị trường ngách nhà cửa làm vườn toàn cầu có trị hơn 3,5 triệu tỷ đồng.
Xuất khẩu online thành công bất chấp dịch COVID-19
Vừa qua, báo cáo “Xu hướng ngành hàng Nhà cửa và Làm vườn” do Alibaba.com, nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) toàn cầu của Tập đoàn Alibaba đã có đến 2 doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam được nhắc đến là Vixemco và Veritas.
Theo ông Roger Lou, Giám đốc Quốc gia Alibaba.com Việt Nam, thời gian qua tuy dịch bệnh gây cản trở các hoạt động kinh doanh giữa các quốc gia, nhưng điều này đã mở ra nhiều hướng đi mới cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam để khám phá tiềm năng của họ, bằng cách tiếp cận các cơ hội toàn cầu thông qua xuất khẩu trực tuyến.
Đặc biệt, ông Roger Lou cũng nhấn mạnh thành tích của 02 doanh nghiệp vừa và nhỏ khởi nghiệp Việt Nam đã có thành công ấn tượng trong lĩnh vực, bao gồm Nhà cửa và Làm vườn trên Alibaba.com là Vixemco và Veritas.
Cụ thể, với trường hợp của Vixemco, tham gia Alibaba.com từ đầu năm 2021, doanh nghiệp này đã kí được 3 hợp đồng với tổng giá trị lên đến hơn 70.000 đô la Mỹ (khoảng 1,6 tỷ đồng), đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường quốc tế, dù cho dịch Covid-19 trong nước vẫn đang diễn biến phức tạp.
Theo chi sẻ của chị Đoàn Thị Phương Thuý, nhà sáng lập công ty TNHH Vixemco chia sẻ thì thông qua nền tảng bán hàng trực tuyến B2B toàn cầu mới tiếp cận đã mang lại đến 80% tổng doanh thu của công ty. “Sắp tới, chúng tôi dự định sẽ đầu tư nhiều hơn vào nhân lực, và lên kế hoạch marketing theo tiêu chuẩn quốc tế để áp dụng lên nền tảng này. Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ phát triển thêm các sản phẩm trang trí từ vật liệu thiên nhiên như tre, mây, sợi chuối, ngô để đáp ứng xu hướng giảm thiểu lượng tiêu thụ nhựa tại các thị trường phương Tây” chị Thúy cho biết.
Bên cạnh Vixemco, một doanh nghiệp khởi nghiệp khác của Việt Nam cũng có tên trong báo cáo mới đây của ông lơn TMĐT B2B toàn cầu là Veritas Việt Nam. Theo đó, Veritas là doanh nghiệp phân phối các sản phẩm nhựa sinh học an toàn và thân thiện với môi trường. Thế mạnh của doanh nghiệp là áp dụng công nghệ hiện đại để sản xuất các sản phẩm kết hợp giữa nhựa sinh học và hạt cà phê Việt Nam xay, giúp giảm thiểu tối đa sự lệ thuộc vào các nguyên liệu thô.
Được biết, từ khi tham gia Alibaba.com, danh tiếng về sản phẩm và công nghệ của Vixemco đã vượt ra ngoài ranh giới Việt Nam, đem lại mức tăng trưởng ấn tượng 300% cho doanh nghiệp với nhiều đơn hàng từ khắp nơi trên thế giới thông qua nền tảng này bất chấp khó khăn do dịch COVID-19 tạo ra.
Chia sẻ về kinh nghiệm thành công của doanh nghiệp trong việc xuất khẩu hàng hóa trực tuyến, anh Lê Thanh, Tổng Giám đốc của Veritas cho rằng ngay cả trong thời kỳ đại dịch các doanh nghiệp vẫn hoàn toàn có thể mở rộng kinh doanh, vượt ra khỏi thị trường trong nước để thiết lập quan hệ đối tác bền vững trên toàn cầu tại các thị trường đầy thách thức như Mỹ, EU, Nhật Bản thông qua các nền tảng TMĐT trực tuyến toàn cầu.
Tiềm năng đi cùng với thách thức
Theo báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước tai đặt 52 tỷ USD.
Mới đây, trong một báo cáo của Facebook vào cuối tháng 6/2021 cũng đã cho thấy mua sắm qua thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch. Facebook nhận định, chính Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến việc người dùng trên toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian mua sắm.
Chia sẻ quan điểm trên, nhiều chuyên gia giới thương mại điện tử đưa ra dự đoán trong tương lai, thương mại điện tử sẽ dần chiếm ưu thế so với phương thức mua sắm truyền thống. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo để nắm bắt, tận dụng được tiềm năng tăng trưởng lớn của TMĐT thì các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ phải chuẩn bị sẵn sàng để có thể cạnh tranh và chiến thắng trong một thị trường “phẳng và không biên giới”.
Xét về tiềm năng, có thể thấy dù chỉ là những “thị trường ngách” nhưng nếu các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tận dụng hiệu quả thì dư địa là không hề nhỏ. Chẳng hạn như trong một báo cáo vào tháng 5 mới đây, Alibaba.com đã định giá ngành ngành hàng Nhà cửa và Làm vườn hơn 1 nghìn tỷ NDT (3.5 triệu tỷ đồng), tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái trên nền tảng TMĐT, và đóng góp 90% vào tăng trưởng của ngành.
Dù có tiềm năng không hề nhỏ nhưng cũng theo nghiên cứu của Alibaba.com thì để thành công trong việc tiếp cận các khách hàng trên nên tảng TMĐT B2B trực tuyến các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp phải luôn luôn cập nhật xu hướng thị trường, tự nâng cấp chính mình cả về trình độ lẫn chất lượng sản phẩm để có thể thành công. Chẳng hạn như đối với một lĩnh vực đặc thù như nhà cửa và làm vườn cũng đã có đến 4 giá trị mới mà các nhà bán hàng cần phải biết để điều chỉnh chiến lược sản phẩm và trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh./.
Có thể bạn quan tâm
Tỷ phú khởi nghiệp từ tầng hầm, hiện thực hoá giấc mơ "phiêu lưu tới các vì sao"
05:13, 18/09/2021
Cách nào hỗ trợ lãi suất cho khởi nghiệp sáng tạo?
09:05, 18/09/2021
Khởi nghiệp từ sản phẩm thiên nhiên cho mẹ và bé
03:38, 17/09/2021
Điều gì nhà đầu tư quan tâm nhất ở các dự án khởi nghiệp?
05:19, 17/09/2021
TECHFEST Việt Nam 2021: Phát động ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
11:35, 16/09/2021