Những chàng trai làm giàu trên đất khó

Theo baothanhhoa 08/11/2021 03:07

Thanh niên ở huyện Vĩnh Lộc đã xung phong thầu những mảnh đất cằn, đồi trọc để “gieo” ước mơ khởi nghiệp, làm giàu ngay tại quê nhà.

Không chọn cho mình giải pháp “ly hương” để phát triển sự nghiệp, nhiều đoàn viên, thanh niên ở huyện Vĩnh Lộc đã xung phong thầu những mảnh đất cằn, đồi trọc để “gieo” ước mơ khởi nghiệp, làm giàu ngay tại quê nhà.

Mô hình nuôi thỏ của đoàn viên Nguyễn Văn Sơn (thôn Khang Hải, xã Ninh Khang)

Mô hình nuôi thỏ của đoàn viên Nguyễn Văn Sơn (thôn Khang Hải, xã Ninh Khang)

Dám nghĩ, dám làm… để thành công

Điển hình trong phong trào này là trường hợp đoàn viên Nguyễn Văn Sơn (Bí thư Chi đoàn thôn Khang Hải, xã Ninh Khang).

Sơn sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, thay vì rời địa phương đi làm ăn xa, Sơn chọn ở lại địa phương, vừa phát triển kinh tế, vừa chăm lo gia đình.

Kể về quá trình phát triển mô hình, Sơn cho biết: Năm 2018 bằng nguồn vốn tự có của gia đình và vốn vay ngân hàng Agribank, Sơn đã mạnh dạn thầu 3 ha đất cằn bỏ hoang của địa phương xây dựng chuồng trại, trồng hoa màu, cây ăn quả. Cùng với đó là 20 con bò giống sinh sản, 1.000 con gà, vịt, 60 con lợn (10 nái, 50 con lợn thương phẩm)… Với mô hình trang trại tổng hợp này, mỗi năm lãi khoảng 100 triệu đồng.

Năm 2020, Sơn tiếp tục mạnh dạn đầu tư thêm chuồng trại, bỏ ra số vốn 150 triệu đồng để nhập giống hơn 600 con thỏ, thêm 15 lợn nái và lợn giống.

Sơn cho biết việc chăn nuôi thỏ đặc biệt phải dành thời gian nhiều vì ban đầu phải nhân giống sinh sản, tìm hiểu cách điều trị bệnh... Ngay cả việc chọn lựa rau củ cho thỏ ăn Sơn cũng làm rất tỉ mỉ.

Thăm mô hình của Sơn, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi chàng thanh niên này lại rất chịu đầu tư cho công nghệ.

Sơn bật mí, để có được những thành công, bản thân luôn trau dồi kiến thức, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi qua mạng xã hội, từ đó áp dụng vào thực tiễn.

“Thú thực, con đường phát triển trang trại không hề bằng phẳng, đã có những thất bại khiến bản thân chán nản. Tuy nhiên, với cương vị là Bí thư Chi đoàn, mình không thể vì thất bại mà bỏ cuộc. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, động viên của gia đình giúp em vượt qua tất cả”, Sơn chia sẻ.

Phủ xanh đồi trọc bằng Sâm Bố Chính

Lê Văn Hà (SN 1989), Bí thư Chi đoàn thôn 5, xã Vĩnh Hưng, huyện Vĩnh Lộc là một trong những tấm gương tiêu biểu làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Hà cho biết, cuối năm 2015 qua phân tích thị trường nhận thấy nguồn cung cấp dê thịt tại huyện vẫn còn khan hiếm, vì vậy đã bắt tay thực hiện mô hình trang trại nuôi dê thương phẩm.

Hà nhớ nguồn vốn gia đình tự có khoảng 200 triệu, tận dụng 2 ha đất 02 của gia đình, Hà đã xây dựng chuồng trại với tổng diện tích hơn 1.000 m2 cho 100 dê giống.

Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện mô hình cái gì cũng thiếu dẫn tới dê sinh trưởng chậm, thậm chí nhiều con bị chết. Với quyết tâm không từ bỏ niềm đam mê, Hà dành thêm thời gian học hỏi kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn do Trung tâm dạy nghề huyện tổ chức, tham quan, học tập kinh nghiệm từ những mô hình tiêu biểu để áp dụng vào mô hình của gia đình.

Đến nay mỗi năm gia đình Hà xuất ra thị trường 3 đợt dê thịt thương phẩm (trung bình mỗi đợt từ 100 đến 150 con, lợi nhuận hơn 200 triệu đồng).

Hà cho biết, mỗi ha Sâm Bố Chính cho thu nhập từ 400 đến 500 triệu đồng.

Hà cho biết, mỗi ha Sâm Bố Chính cho thu nhập từ 400 đến 500 triệu đồng.

Năm 2020 Hà tiếp tục tiếp cận nguồn giống dược liệu Sâm Bố Chính và đầu tư để canh tác trên diện tích khoảng 4 ha đất đồi trọc. Đến nay, theo Hà nhẩm tính, thuận lợi thu nhập, mỗi ha Sâm Bố Chính cho thu nhập 400 đến 500 triệu đồng. Hiện tại, Hà đang nhập thêm giống Sâm Báo để nhân rộng mô hình. Theo Hà loại sâm này giá trị lên tới cả triệu đồng/kg…

Ngoài Sơn và Hà, theo Phó Bí thư Huyện đoàn Vĩnh Lộc Lê Xuân Lương thì địa phương còn nhiều thanh niên tiêu biểu cho phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp làm giàu trên mảnh đất quê hương, từ đó góp phần trong công cuộc xây dựng nông thôn mới.

https://vhds.baothanhhoa.vn/nguoi-xu-thanh/nhung-chang-trai-lam-giau-tren-dat-kho/21611.htm

Có thể bạn quan tâm

  • Mô hình nuôi thỏ của 9X Hà Tĩnh thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng/năm

    Mô hình nuôi thỏ của 9X Hà Tĩnh thu lãi từ 100 - 150 triệu đồng/năm

    04:07, 02/06/2021

  • Đầu tư 1,2 tỷ đồng nuôi thỏ, lãi 400 triệu đồng/năm

    Đầu tư 1,2 tỷ đồng nuôi thỏ, lãi 400 triệu đồng/năm

    04:21, 16/04/2021

  • Anh Vũ Công Định khởi nghiệp thành công với mô hình trồng sâm bố chính

    Anh Vũ Công Định khởi nghiệp thành công với mô hình trồng sâm bố chính

    05:23, 21/10/2020

Theo baothanhhoa