DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Cố vấn là một hoạt động trao đi giá trị
Cố vấn là một hoạt động chúng ta trao đi giá trị cho những thế hệ đi sau và nhận lại rất nhiều những giá trị khác không thể đo đếm bằng tiền, tài chính hay bằng bất kỳ điều gì.
>>>[TRỰC TIẾP] DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Đổi mới trên hành trình mới
Diễn đàn Cố vấn khởi nghiệp: Đổi mới trên hành trình mới, các diễn giả cho rằng COVID-19 đến làm cho tất cả mọi thứ đều cần phải thay đổi. Trong năm vừa qua chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sự đổi mới sáng tạo trong các mô hình của các đơn vị trên cả nước và các chương trình của vấn vẫn diễn ra đem lại hiệu quả thiết thực.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Tiến Trung - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Khởi nghiệp Quốc gia (NSCI), IPP Coach, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Quốc gia khu vực phía Bắc cho biết: "Người cố vấn là một nghề nhưng bản chất nó không phải là nghề, vì vậy trong rất nhiều chương trình, chúng tôi đã tham gia chia sẻ và trao đổi rất nhiều. Nếu chúng ta coi đó là một nghề thì sẽ đi lệch giá trị cốt lõi mà cố vấn đem lại. Cố vấn là một hoạt động chúng ta trao đi giá trị cho những thế hệ đi sau và nhận lại rất nhiều những giá trị khác không thể đo đếm bằng tiền, bằng tài chính hay bằng bất kỳ điều gì có thể đưa lên bàn cân. Nếu sẵn sàng như vậy thì con đường cố vấn của chúng ta sẽ dễ dàng".
Bày tỏ vui mừng khi các chương trình gần đây đã khác rất nhiều so với 3 năm trước mà ông tham gia đào tạo, mentor ở tâm thế của người tham gia, ông Trung cho biết: sự khác biệt đầu tiên đó là những người tham gia chương trình trong hai khóa vừa rồi thực sự có nhu cầu mong muốn trở thành những người mentor và rất khác so với những chương trình khác mà chúng tôi đã triển khai.
"Trong đó, năng lượng rất khác biệt và sau khi triển khai xong, mặc dù rất ngắn ngủi và cũng không làm việc trực tiếp với nhau, chỉ qua online nhưng các hoạt động triển khai về mentoring đã được thực hiện", ông Trung nói.
Có rất nhiều câu chuyện mà các học viên đã chia sẻ, từ việc các bạn đã trở thành mentoring lại ngay cho cả các nhân viên, hay các giảng viên của chương trình và các anh chị ở những trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp cũng xây dựng chương trình mentoring ở đó. "Có thể thấy rằng, chương trình vừa rồi rất thành công", ông Trung nói.
- DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Đổi mới trên hành trình mới
- DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Cần có hướng đi để làm mới hơn chương trình khởi nghiệp
Điều đặc biệt, theo ông Trung, sau một tháng kết thúc, các mentor vẫn đồng hành cùng các mentee của mình ở mọi chặng đường. Một điểm chúng ta rất dễ dàng nhận thấy là các nhà khởi nghiệp trong các chương trình của chúng tôi đã có sự thay đổi sau từng tháng. Cá nhân chúng tôi rất mong các bạn mentor khi dấn thân vào hoạt động mentoring thì hãy đặt mục tiêu là giúp cho các mentee của mình hành động. Vì chính sự hành động mới đem lại các kết quả, đem lại mục tiêu mà họ đặt ra và họ dần dần trưởng thành.
Phát biểu tại diễn đàn, ông Lý Đình Quân - Tổng giám đốc Trung tâm Ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Cố Vấn khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo khu vực miền Trung bày tỏ: "Tôi rất hiểu nỗi đau của thế hệ doanh nhân trẻ và cũng từng là nạn nhân của một quá trình khởi nghiệp, mặc dù tôi rất khát vọng với sự nghiệp doanh nhân của mình. Vì vậy, tôi quyết định phải làm gì đó để thế hệ trẻ không giống như chính bản thân mình mà cần phải có cố vấn".
Đây cũng có thể coi là nghề, hay không phải là nghề thì ở góc nhìn của mỗi người, khi trong nền kinh tế tri thức trở thành tài sản, thì những người mentor được cả xã hội tôn trọng về trí tuệ, tôn trọng những người đã truyền lại các kinh nghiệm tinh hoa đã tích lũy được.
Ngoài ra, nghề cố vấn chính là tư duy, vì thực sự là cố vấn là phải thay đổi được tư duy đối tượng mà mình cố vấn.
Về vai trò của mentor, theo ông Quân, đa phần các hệ sinh thái ở Việt Nam đều là hệ sinh thái mới hình thành, còn những hệ sinh thái đã hình thành rồi và đầy đủ rồi thì hệ sinh thái đó có khả năng tự vận động rất cao. "Do đó, vai trò của mentor rất quan trọng mà có hai thành tố phải xác định được rằng, hệ sinh thái đang thiếu cái gì, thiếu những thành tố nào, văn hóa gì, nguồn lực như thế nào và đặc biệt góc nhìn của các nhà tổ chức, những nhà quản lý, nhà nước, đóng vai trò rất quan trọng", ông Quân đánh giá.
Ông Quân cũng lưu ý, đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, hệ thống doanh nhân của Việt Nam trrong việc dẫn dắt khởi nghiệp không đủ động lực, cũng như đòn bẩy để phát triển mạng lưới mentor từ địa phương. Vì vậy, cần đòn bẩy bắt đầu mà đòn bẩy đó đến từ cơ quan quản lý nhà nước, từ hệ thống cơ chế chính sách. Bên cạnh đó, nó phải đến từ những doanh nhân tâm huyết những người đã thành công và sẵn sàng cho đi, sẵn sàng mong đợi một điều gì đó cho thế hệ trẻ và họ đặt niềm tin cho thế hệ trẻ nhiều hơn.
"Trong thách thức mà chúng tôi gặp, đó là nhận thức cũng như tư duy của những người làm hệ sinh thái tại địa phương và giai đoạn đầu là giai đoạn phải mentoring cho những tổ chức đó. Khi các mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương được hình thành, thì quá trình hình thành hệ sinh thái sẽ rất nhanh", ông Quân kết luận.
Có thể bạn quan tâm
DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Hướng đi mới nhằm đa dạng hóa đội ngũ cố vấn khởi nghiệp tạo tác động xã hội
15:24, 02/12/2021
DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Cần có hướng đi để làm mới hơn chương trình khởi nghiệp
14:48, 02/12/2021
[TRỰC TIẾP] DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Đổi mới trên hành trình mới
13:02, 02/12/2021
DIỄN ĐÀN CỐ VẤN KHỞI NGHIỆP: Đổi mới trên hành trình mới
11:00, 02/12/2021