Bài học nào cho các startup Đông Nam Á khi giá cổ phiếu Grab lao dốc tại Mỹ
Cổ phiếu Grab lao dốc 21% ngay trong phiên chào sàn ở Mỹ đây là bài học cho các startup công nghệ tại Đông Nam Á.
>>Startup Grab đặt mục tiêu định giá 40 tỷ USD trong đợt IPO
Sự kiện Grab Holdings Limited (mã Nasdaq: GRAB) lên sàn tại Mỹ do ông Bob McCooey, Chủ tịch Nasdaq khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tổ chức và ông Anthony Tan và bà Tan Hooi Ling, hai nhà đồng sáng lập Grap đầy mong đợi của ông lớn công nghệ Singapore hóa ra lại là một màn ra mắt có phần "cay đắng". Kết thúc ngày giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu công ty đã giảm 21%.
Grab là một trong những startup nổi tiếng nhất Đông Nam Á và là công ty công nghệ thứ hai trong khu vực niêm yết tại Mỹ. Chính vì vậy, sự kiện lên sàn của Grab được cộng đồng khởi nghiệp theo dõi chặt chẽ. Thương vụ này được kỳ vọng sẽ tạo nên tiếng vang cho các sự kiện IPO tương lai của khu vực.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến lĩnh vực taxi công nghệ, và sự xuất hiện của biến chủng Omicron có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Cổ phiếu Uber Technologies Inc. cũng đã giảm hơn 105 kể từ khi tuyên bố phát hiện một biến chủng mới. Tuần trước, Singapore là quốc gia Grab đặt trụ sở đã cấm các chuyến bay từ 7 nước châu Phi. Mới đầu tháng 12, Chính phủ Singapore cho biết đã phát hiện 2 ca nhiễm Omicron là người nhập cảnh.
>>CEO Grab Việt Nam: Các startup Grab Ventures Ignite đã có sự chuyển mình ấn tượng!
>>Bài toán khó của CEO Grab Việt Nam Nguyễn Thái Hải Vân
Mở đầu phiên giao dịch hôm 2/12 vừa qua, giá cổ phiếu Grab tăng gần 20% so với giá đóng cửa của cổ phiếu Altimeter vào ngày hôm trước. Nhưng sau đó, đà tăng nhanh chóng đảo chiều, đẩy giá cổ phiếu Grab giảm gần 21%, về mức 8,75 đô la vào thời điểm thị trường đóng cửa, đẩy vốn hóa thị trường của Grab sụt xuống mức 34,6 tỉ USD.
Grab là siêu ứng dụng hàng đầu Đông Nam Á dựa trên GMV vào năm 2020 trong từng mảng giao thức ăn, đặt xe đến ví điện tử của các dịch vụ tài chính, theo Euromonitor. Khu vực hoạt động của Grab từ các lĩnh vực giao hàng, đặt xe và dịch vụ tài chính kỹ thuật số tại hơn 400 thành phố ở 8 quốc gia trong khu vực Đông Nam như Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Ông Bob McCooey, Chủ tịch Nasdaq khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: “Tôi đã chủ trì rất nhiều buổi lễ rung chuông trong suốt nhiều năm qua, nhưng buổi Lễ Rung Chuông ngày hôm nay mang một ý nghĩa đặc biệt hơn hẳn. Đây chính là giao dịch niêm yết tại Mỹ lớn nhất trong lịch sử được thực hiện bởi một công ty Đông Nam Á, và tôi có thể hiểu vì sao Grab đã phát triển thành một thương hiệu quen thuộc với mọi gia đình và trở thành siêu ứng dụng số 1 trong khu vực”.
Tính đến thời điểm hiện tại, Grab cần chứng minh với nhà đầu tư về khả năng đạt lợi nhuận, nhất là trong bối cảnh sự biến chủng COVID -19 ngày càng phức tạp. Hồi tháng 9, Grab phải cắt giảm dự báo doanh thu năm 2021 khi biến chủng Delta hoành hành mạnh ở Đông Nam Á. Theo đó, Grab dự báo doanh thu ròng cả năm đạt khoảng 2,2-2,2 tỷ USD, từ mức 2,3 tỷ USD đưa ra hồi tháng 4. Tổng giá trị hàng hóa thông qua nền tảng Grab trong cả năm được dự báo đạt 15-15,5 tỷ USD, so với mức dự báo trước đó là 16,7 tỷ USD.
Một số nhà phân tích cho rằng, Grab có lợi thế cạnh tranh ở các thị trường Đông Nam Á, nơi có dân số tổng cộng gần 660 triệu người và có nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Rolf Bulk, nhà phân tích của New Street Research, cho rằng vị trí dẫn đầu thị trường của Grab, đặc biệt là ở mảng gọi xe tại khu vực Đông Nam Á là “điều không cần bàn cãi”. Ông dự báo giá trị vốn hóa thị trường của Grab sẽ đạt 70 tỉ USD năm 2024.
Cũng đã có nhiều công ty khởi nghiệp công nghệ khác ở châu Á chứng kiến giá cổ phiếu lao dốc sau khi chào sàn. Tháng trước, cổ phiếu của One97 Communications, công ty sở hữu nền tảng thanh toán số Paytm hàng đầu của Ấn Độ, giảm hơn 27% trong phiên giao dịch lần đầu sau khi huy động được 2,5 tỉ USD trong thương vụ IPO lớn nhất Ấn Độ.
Có thể bạn quan tâm