CHUNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA: Abaca và tham vọng gia nhập ngành sợi
Mục tiêu lớn nhất của Abaca là tạo ra ngành mới cho Việt Nam, đó là ngành chế biến sợi tự nhiên bằng các mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững.
>>[TRỰC TIẾP] Chung kết Chương trình Phát triển dự án Khởi nghiệp Quốc gia 2021
Như chúng ta đã biết, chuối là loại cây ăn quả gần gũi với người dân và có diện tích lớn nhất cả nước, khoảng 200.000 ha tương đương với 8 triệu tấn thân chuối hằng năm, nhưng người dân chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ làm thức ăn gia súc và sau đó dùng làm phế phẩm nông nghiệp.
"Với 8 triệu tấn thân chuối bằng công nghệ tách sợi của Abaca, có thể sản xuất được 400 nghìn tấn sợi chuối, tương đương 1 tỷ đô la Mỹ, đó là con số khổng lồ. Vậy Việt Nam đang lãng phí một nguồn tài nguyên bạc tỷ", đại diện Abaca chia sẻ.
Khi tìm hiểu, Abaca nhận thấy có ba nguyên nhân chính như sau: Thứ nhất, là do chưa có công nghệ chế biến sợi; Thứ hai, là chưa có mô hình ứng dụng sợi; Thứ ba, là chưa có các doanh nghiệp dẫn dắt thị trường.
Nhận thấy những vấn đề đó, Abaca nhận thấy trách nhiệm, sứ mệnh tiên phong dấn thân vào ngành mới tạo ra giá trị to lớn và cung cấp công nghệ toàn diện, để chế biến sợi và các ứng dụng.
Để tạo ra một ngành mới, chúng ta cần rất nhiều yếu tố, trong đó, thiết bị và công nghệ đóng vai trò quan trọng, dựa trên nhu cầu thực tế Abaca đã nghiên cứu thành công 5 dây chuyền công nghệ và 6 mô hình sản xuất. Đây là những mô hình dễ sử dụng và có thể phát triển mạnh mẽ trong 2-3 năm tới.
Với mô hình BMC của Abaca cho thấy vị thế của dự án là công tâm và mong muốn góp sức mình làm cầu nối giữa các nhà đầu tư, nhà khoa học, các doanh nghiệp và bà con nông dân. Abaca đặt mục tiêu năm thứ nhất hoàn thành 5 dây chuyền công nghệ, năm thứ hai chuyển giao thành công 6 mô hình sản xuất, năm thứ ba sẽ xây dựng mô hình sản xuất sợi có công suất 1000 tấn trên một năm. Dù đang trong năm thứ nhất, nhưng Abaca đã đồng thời chuyển giao mô hình sản xuất cho nhiều khách hàng trên cả nước.
Cề marketing và bán hàng, Abaca dựa trên nguyên tắc tiên phong công nghệ, dẫn dắt thị trường, luôn luôn đổi mới sáng tạo. Thông qua các cuộc thi khởi nghiệp như thế này, Abaca mong muốn được quảng bá thương hiệu rộng rãi hơn nữa.
Tác động của dự án là rất sâu rộng, dự án tạo ra 6120 việc làm mới, 400.000 tấn thân chuối được xử lý, 1700 tấn sợi được sản xuất, phục vụ cho các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường.
Đại dịch COVID-19 đã khiến cho rất nhiều người ở vùng quê trước kia đã phải rời quê lên thành phố làm việc, thì bây giờ họ có thêm lựa chọn việc làm mới ngay tại quê nhà. Mục tiêu lớn nhất của Abaca là tạo ra ngành mới cho Việt Nam, đó là ngành chế biến sợi tự nhiên bằng các mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn, bền vững.
Kế hoạch phát triển khách hàng của Abâc theo hai bước, bước đầu tiên là từ dây chuyền công nghệ tạo mô hình và tìm kiếm những khách hàng sản xuất sợi thô; sau đó bước thứ hai là xây dựng các tập khách hàng về ngành sợi. Hiện tại công ty đã liên hệ với nhà máy dệt may Hoàng Thị Loan, hay nhà máy dệt sợi gai ở tập đoàn An Phước tại Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
Với những sản phẩm về sợi thô, công ty cũng đã tiếp cận được nhiều khách hàng cả nước để có thể chuyển giao dây chuyền sợi thô và mua lại sản phẩm.
Trước thuyết trình của Dự án, Ban giám khảo cũng đặt ra câu hỏi, điểm mạnh của dự án làm về cơ khí, sản xuất máy móc, thiết bị, vậy tại sao dự án lại “đá” ngang sang mảng làm sợi. Với phần sợi thì ai sẽ là người phụ trách công nghệ, liên quan tới sợi, đặc biệt là sợi chuối. Thứ hai là, nếu đã bán máy, thì những người đưa máy họ làm ra sản phẩm vậy sản phẩm đó được bán cho ai?
Trả lời câu hỏi này, anh Hồ Xuân Vinh cho biết, thế mạnh của dự án là chế tạo máy đã có trên thị trường cả nước và hiện tại anh Vinh đang là người phụ trách chính về công nghệ máy và công nghệ sợi. Trong công ty cũng có hai người về mảng cơ khí và mặt kĩ thuật điện. Hiện tại dự án rất may mắn có đội ngũ kỹ thuật của nhà máy dệt Hoàng Thị Loan,với phó giám đốc nhà máy là cố vấn dự án và về mặt công nghệ.
>>Chung kết chương trình phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia 2021
>>>CHUNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA: Herapo và giải pháp dạy học thông minh thời đại 4.0
Cùng với đó, hiện tại dự án cũng đang làm việc với nhà máy sợi gai của An Phước tại Cẩm Thủy, công ty này rất sẵn lòng sản xuất sợi cho dự án.
Về sản phẩm sợi sẽ bán cho ai, như đã thuyết trình tại dự án, công ty có năm dây chuyền công nghệ và sáu mô hình chế biến. Những sợi thô đó có thể làm thành rất nhiều sản phẩm khác nhau, như phát triển ngành sợi hay phát triển ngành dây, ngành phân bón,... Hiện tại dự án đang hợp tác với công ty Thủ công mỹ nghệ Đức Phong để có thể làm mô hình về thủ công mỹ nghệ, thay toàn bộ sợi lục bình bằng sợi chuối, sau đó sẽ dần dần lan tỏa và thu mua sợi lại cho bà con để cung cấp ra thị trường.
Trong chiến lược lâu dài, Abaca sẽ là công ty bán sợi và rất mong muốn được bước chân vào ngành sợi, dựa trên những công nghệ đã có sẵn.
Có thể bạn quan tâm
Nền tảng trực tuyến là giải pháp dạy học thông minh thời đại 4.0
15:13, 10/12/2021
[TRỰC TIẾP] Chung kết Chương trình Phát triển dự án Khởi nghiệp Quốc gia 2021
13:24, 10/12/2021
Chung kết chương trình phát triển dự án khởi nghiệp Quốc gia 2021
13:00, 10/12/2021
Tôi bỏ việc văn phòng, khởi nghiệp Youtuber
05:09, 09/12/2021
Hé lộ lý do cựu CEO Starbuck từ chức để về dẫn dắt công ty khởi nghiệp
04:26, 09/12/2021