Câu chuyện khởi nghiệp của tỷ phú đồ ăn nhanh Fred DeLuca
Câu chuyện khởi nghiệp từ năm 17 tuổi với 1.000 USD tiền vốn vay ban đầu đã xây dựng thành công đế chế fastfood của tỷ phú Fred DeLuca.
>>Tỷ phú Tang Yiu nuôi giấc mơ bồi dưỡng thế hệ doanh nhân khởi nghiệp ở tuổi 87
Fred DeLuca sinh năm 1948 trong một gia đình lao động ở Bridgeport, bang Connecticut, Mỹ. Từ nhỏ, ông đã trải qua cuộc sống cơ cực, đầy khó khăn và bần hàn.
Mùa hè năm 1965, mọi thứ thay đổi trong một lần ông đến dự buổi tân gia của Peter Buck, một người bạn lâu năm của gia đình. Fred Deluca tâm sự về hoàn cảnh hiện tại và mong muốn được giúp đỡ tài chính. Peter Buck khuyên ông nên kinh doanh, mở một cửa hàng bánh mì và kiếm thu nhập từ công việc đó. Trước sự ngạc nhiên của gia đình, Fred Deluca đã quyết định nghe lời chú.
Trong đầu khi đó không hề mảy may một ý định kinh doanh, Fred DeLuca chỉ mơ ước và tin rằng mình sẽ học đại học y, học thật giỏi và sau này làm nghề bác sĩ sẽ có tiền trả nợ. Câu chuyện diễn ra khá suôn sẻ chỉ tới khi ông Buck từ chối cho chàng thanh niên Fred vay tiền. Thay vào đó, ông chú Buck đã đưa ra một lời khuyên. “Cháu hãy mở hiệu bán bánh mỳ và kiếm tiền từ đó”. Trái ngược với sự thất vọng trên khuôn mặt lúc bấy giờ, Fred đã làm điều mà không phải ai cũng dám. Đó là nghe theo lời chú Buck.
Sau câu hỏi: “Nếu mở hiệu bánh mì thì cháu phải làm cụ thể những gì?”, và lời gợi ý đơn giản của ông Buck: “Rất đơn giản, ai cũng làm được, chỉ cần có một cửa hiệu, mua bánh mì, rồi mua thịt nguội xúc xích kẹp vào và bán cho khách, và thế là cháu sẽ có tiền”. Fred Deluca đã thực sự khởi nghiệp.
Khó khăn lớn nhất là có tiền thuê cửa hàng. Và trước quyết tâm kiếm tiền mãnh liệt, không sợ khó của cậu bé 17 tuổi, ông Peter Buck đã đồng ý cho Fred DeLuca vay 1.000 USD để có tiền thuê cửa hàng và đặt làm một cái bàn để bán bánh mỳ.
Không chờ đợi gì nữa Fred DeLuca bắt tay ngay vào việc. Ban đầu, cửa hàng được đặt tên là cửa hàng bánh mỳ Submarine, do sử dụng loại bánh mì dài như hình chiếc tàu ngầm. Sau này cái tên đã được đổi thành Subway cho dễ đọc và chính thức được đăng ký ấn định thương hiệu này.
Ban đầu, cửa hàng được đặt tên là cửa hàng bánh mỳ Submarine, do sử dụng loại bánh mì dài như hình chiếc tàu ngầm. Sau này cái tên đã được đổi thành Subway cho dễ đọc và chính thức được đăng ký ấn định thương hiệu này.
>>Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nằm trong danh sách "nhà từ thiện hào phóng" châu Á năm 2021
>>Bí quyết khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng của tỷ phú Narayana Murthy
Điểm độc đáo và cũng là thế mạnh của thương hiệu không chỉ đến từ chất lượng tuyệt hảo của nguyên liệu mà còn từ phương thức phục vụ của cửa hàng. Theo đó, tất cả các loại bánh mỳ mà Subway cung cấp đều do trực tiếp cửa hàng sản xuất trong ngày, các loại xúc xích, thịt nguội hay rau củ ăn kèm đều là những thực phẩm trứ danh và khá đắt tiền.
Sản phẩm của Subway luôn ít chất béo, nhưng ban đầu chúng được giới thiệu như loại bánh mì thông thường. Do vậy khi thị hiếu thay đổi, Subway trở thành thương hiệu thực phẩm tốt cho sức khỏe. Khả năng thích ứng, sẵn sàng thay đổi của Subway đã đưa chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh trụ vững bên cạnh các “ông lớn” cùng ngành.
Giàu lên sau khi Subway phát triển mạnh, Peter Buck tiếp tục đầu tư vào bất động sản. Ông thành lập Tall Timbers Trust, sở hữu hơn 1,2 triệu mẫu đất ở Maine. Theo The Land Reports, ông Peter Buck là "trùm đất" lớn thứ 7 nước Mỹ.
Tuy là một tỷ phú nhưng ở thời điểm sinh thời, Peter Buck luôn giữ cho mình lối sống giản dị. Trong một buổi phỏng vấn với tờ WSJ cách đây 7 năm, ông vẫn sống ở Danbury và lái chiếc xe đã theo mình 17 năm trời.
Mỗi tuần, Buck ăn ít nhất 5 chiếc sandwich của Subway. Với lối sống giản dị như vậy, không khó hiểu khi Buck từng thừa nhận rằng, không một ai ở khu Danbury nhận ra ông và nhà đồng sáng lập Subway có thể đi lại thoải mái mà không sợ bị làm phiền. Ngoài lối sống khiêm tốn, vị tỷ phú này cũng chăm chỉ cùng vợ làm từ thiện.
Có thể bạn quan tâm