Hành trình khởi nghiệp với 30.000 USD triệu của tỷ phú Lý Vĩnh Tân
Hành trình khởi nghiệp của tỷ phú Lý Vĩnh Tân, sự nỗ lực vượt khó kiên trì không ngừng học hỏi của anh thật đáng để nhiều người học tập.
Trên chặng đường dài ấy cũng không thể không nhắc tới người mẹ vẫn luôn bên cạnh ủng hộ và ra tay giúp đỡ đúng lúc, giúp anh có được thành tựu như ngày hôm nay.
>>Công nghệ blockchain tạo ra các tỷ phú NFT đầu tiên trên thế giới
Lý Vĩnh Tân sinh năm 1976 tại vùng Đông Bắc. Anh là con út và là con trai duy nhất trong gia đình 4 người con. Bố mẹ của Vĩnh Tân đều là công nhân viên chức bình thường, lương tháng 3 cọc 3 đồng, bởi vậy mà cuộc sống gia đình khá khó khăn.
Cả bố và mẹ của Lý Vĩnh Tân đều hiểu được tầm quan trọng của giáo dục, họ biết rằng chỉ có học mới giúp các con có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, họ đã cố gắng để các con đi học bằng mọi giá. Vốn là người nhạy cảm và hiểu chuyện, cậu bé Vĩnh Tân đã học tập rất chăm chỉ...
>>Câu chuyện khởi nghiệp của tỷ phú đồ ăn nhanh Fred DeLuca
>>Bí quyết khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng của tỷ phú Narayana Murthy
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1999, một cơ hội khởi nghiệp mở ra với Lý Vĩnh Tân, vào năm đó đã xảy ra trong lịch sử ngành giáo dục: Số lượng tuyển sinh được mở rộng thêm 337.000 người, nâng tổng số tuyển sinh năm đó lên 1,53 triệu người.
Điều này đồng nghĩa trong tương lai sẽ cần nhiều việc làm hơn. Nhìn thấy được tiềm năng từ thị trường đó, Vĩnh Tân đã cùng các bạn học mở công ty dịch vụ việc làm cho sinh viên đại học. Nhưng sau đó vì không có kinh nghiệm, không có công nghệ và kinh phí nên công ty đã gặp rất nhiều khó khăn.
Hai tháng sau, các nhà đầu tư dần rút vốn và công ty đối mặt với bờ vực phá sản. Lý Vĩnh Tân không hề nản chí, anh cùng đồng đội đã phải thuê căn nhà 6m² làm văn phòng, ban ngày thì làm ông chủ, ban đêm thì ngủ trên sàn nhà lạnh lẽo. Lý Vĩnh Tân tập trung vào giáo dục và đào tạo theo từng ngành học, tuy nhiên tình hình cũng không khả quan hơn là bao.
Một ngày nọ, giáo viên cũ đề nghị Lý Vĩnh Tân dạy kèm một số sinh viên thi công chức nhà nước. Ở Trung Quốc, công chức trở thành lối thoát cũng như cánh cửa đổi đời cho nhiều người nhưng sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong quá trình học và thi công chức, Lý Vĩnh Tân nhận thấy không có sách vở hay cơ sở, trung tâm nào dạy thi công chức cả. Bởi vậy sau khi đã thi, anh bắt đầu nghĩ đến cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
Năm 2001, Lý Vĩnh Tân cần một khoản tiền để bắt đầu cho ý tưởng khởi nghiệp mới. Tuy nhiên sau nhiều lần thất bại, các nhà đầu tư không muốn rót vốn cho anh nữa.Trong tình thế khó khăn như vậy, mẹ anh, bà Lỗ Trung Phương đã lấy ra số tiền 30.000 NDT (gần 30.000 USD) dành dụm để dưỡng già. “Số tiền này là mẹ cho con vay”, Lý Vĩnh Tân hứa với mẹ. Không ai có thể ngờ rằng, anh đã biến 30.000 NDT của mẹ trở thành 90 tỷ NDT (hơn 14 tỷ USD).
Lớp luyện thi công chức đầu tiên do Lý Vĩnh Tân mở là ở Bắc Kinh. Đến năm 2003, Offcn Education chính thức được thành lập, Vĩnh Tân đã dùng 30.000 nhân dân tệ của mẹ để đầu tư vào cổ phiếu, và mẹ anh trở thành cổ đông lớn nhất của công ty.
Quyết tâm không dẫm vào vết xe đổ của chính mình, khi thành lập Offcn Education, trên phương diện kinh doanh, Lý Vĩnh Tân đã sử dụng hai phương thức hoạt động.
Phương thức đầu tiên là vào năm 2005: Cùng các đại lý “hợp tác kinh doanh đôi bên cùng có lợi”. Các đại lý từ khắp nơi chịu trách nhiệm tuyển sinh, Lý Vĩnh Tân sẽ cung cấp giáo viên và tài liệu giảng dạy, lợi nhuận được phân chia.
Mô hình này rất có lợi nhưng chỉ phù hợp cho giai đoạn đầu. Sau 4 năm, khi nguồn học viên nhiều hơn, các đại lý sẽ cạnh tranh với nhau. Điều này buộc Lý Vĩnh Tân phải đổi sang mô hình mới. Lần này anh áp dụng phương thức quản lý trực tiếp: Tự thuê địa điểm, tự tìm học viên, lợi nhuận không còn được chia cho bên nào nữa.
Năm 2009, Lý Vĩnh Tân nhanh chóng hiện thực hóa hoạt động quy mô lớn của hơn 300 chi nhánh trên khắp cả nước, trở thành cơ sở giáo dục nghề nghiệp hàng đầu tại Trung Quốc.
Tháng 9 năm 2019, giá thị trường của công ty Trung Công đã vượt qua 100 tỷ tệ và trở thành công ty giáo dục tư nhân lớn thứ ba Trung Quốc. Cũng ở thời điểm này, Lý Vĩnh Tân và mẹ anh trở thành người giàu nhất trong lĩnh vực giáo dục tư nhân với tài sản ròng lên tới 60 tỷ tệ.
Năm 2020, Lý Vĩnh Tân trở thành người giàu nhất ngành giáo dục Trung Quốc với 94,5 tỷ tệ. Gia đình ông cũng đứng thứ 23 trong "Danh sách 400 người giàu nhất Trung Quốc năm 2020 của Forbes" với 126,11 tỷ tệ.
Khi trở thành tỷ phú, Lý Vĩnh Tân đã ủng hộ trường Đại học Bắc Kinh một tỷ tệ (khoảng 3.560 tỷ đồng), với tuyên bố: "Nếu không có những bát cháo miễn phí ngày đó, tôi sẽ không có được như hôm nay".
Khi nhìn lại quá trình khởi nghiệp của Lý Vĩnh Tân, sự nỗ lực vượt khó, ý chí quyết tâm cũng như sự kiên trì không ngừng học hỏi của anh thật đáng để nhiều người học tập. Trên chặng đường dài ấy cũng không thể không nhắc tới người mẹ vẫn luôn bên cạnh ủng hộ và ra tay giúp đỡ đúng lúc, giúp anh có được thành tựu như ngày hôm nay.
Có thể bạn quan tâm