Hành trình khởi nghiệp thành công của nữ tỷ phú Melanie Perkins

TUỆ ĐĂNG tổng hợp 19/03/2022 04:31

Nhà sáng lập, kiêm CEO công cụ đồ họa kỹ thuật số Canva Melanie Perkins chia sẻ cách trở thành một nữ doanh nhân trẻ nhất và thành công nhất trong lĩnh vực công nghệ.

>>Hành trình khởi nghiệp thành công của nữ tỷ phú Chu Quần Phi

Hành trình khởi nghiệp thành công thường bắt đầu bằng việc xác định được vấn đề nảy sinh trong cuộc sống rồi phát triển giải pháp để giải quyết vấn đề đó. Đây chính là cách thức đã tạo nên thành công của công cụ thiết kế đồ họa Canva do nhà sáng lập và CEO Melanie Perkins điều hành.

Ngay từ khi còn nhỏ, Melanie Perkins đã bắt đầu dấn thân vào kinh doanh sáng tạo. Dự án kinh doanh đầu tiên của cô là tự thiết kế và bán khăn quàng cổ khi mới 14 tuổi. Ở tuổi 22, Perkins thành lập công ty in niên giám Fusion Books. Năm 2013, Perkins bắt đầu dự án kinh doanh thứ ba – xây dựng Canva. 2 năm sau đó, trụ sở chính của Canva ở Sydney được định giá 3.2 tỷ USD.

>>Câu chuyện khởi nghiệp nữ tỷ phú tự thân Falguni Nayar

>>Nữ tỷ phú Zhou Qunfei khởi nghiệp thành từ công nhân làm việc lương 1 USD/ngày

Từng giảng viên thiết kế tại trường đại học Perkins cảm thấy khó chịu với các phần mềm thiết kế phải sử dụng trong các giờ dạy của mình. Những phần mềm hàng đầu như InDesign và Photoshop rắc rối đến nỗi rất nhiều sinh viên phải dành cả một học kỳ chỉ để học cách sử dụng công cụ, nhưng rất ít thời gian tìm hiểu về các quy tắc trong thiết kế. Nhiều người trong số họ trở nên chán nản.  Ngay cả những tác vụ đơn giản nhất, như xuất tệp PDF chất lượng cao, cũng có thể mất 22 lần thực hiện.

Melanie cho rằng tương lai của ngành thiết kế trong bối cảnh các phương tiện cung cấp thông tin đang chuyển hướng sang các hình thức trực quan, sẽ không chỉ gói gọn trong các công cụ phức tạp, chỉ một số ít người có thể sử dụng. Đó phải là các công cụ trực tuyến, đáp ứng được nhu cầu của cả những nhà thiết kế chuyên và không chuyên. Mặc dù có một tầm nhìn rộng lớn, nhưng Melanie cho rằng cô phải bắt đầu từ những bước đi nhỏ nhất.

Vì vậy, trước khi ra mắt Canva, Melanie cùng bạn trai Cliff Obrecht bắt đầu thử nghiệm với Fusion Yearbooks, một trang web dựa trên công nghệ điện toán đám mây để các sinh viên có thể sử dụng các công cụ sẵn có và tự thiết kế các cuốn kỷ yếu. Perkin hiểu rằng, cô phải "bắt đầu từng bước nhỏ trước rồi sau đó mới phát triển lớn".

Năm 2010, Melanie Perkins tại một hội nghị ở Perth, Perkins nhận được cơ hội được công nhận đầu tiên của mình. Nhà đầu tư mạo hiểm Bill Tai của thung lũng Silicon ngõ lời mời cô tới San Francisco để trình bày ý tưởng sáng tạo của mình. Một vài giờ sau bài thuyết trình của Perkins, nhà đầu tư mạo hiểm đã vô cùng ấn tượng và giúp cô kết nối với những mối quan hệ của ông. Tuy nhiên, Perkins đã phát hiện ra việc xây dựng các mối quan hệ ở thung lũng Silicon thì không hề thuận buồm xuôi gió. Cô đã bị từ chối hơn 100 lần bởi các nhà đầu tư.

Những khó khăn này khiến Perkins mất 3 năm chờ đợi mới nhận được khoản tiền đầu tư 3 triệu USD đầu tiên. Năm 2013, Canva chính thức được ra mắt. Khi đó, Melaine, 26 tuổi trở thành CEO cùng hai nhà đồng lập là Cameron Adams một cựu nhân viên Google và bạn trai Cliff Obrecht.

Vào tháng 1 năm 2014 , Canva có 150.000 người dùng. Đến tháng 10 năm 2014 đã có 1 triệu người dùng chia sẻ hình ảnh do Canva thiết kế trên phương tiện truyền thông xã hội, blog, email. Năm 2017 , startup Úc đạt lợi nhuận nhờ 294.000 khách hàng trả tiền. Đầu năm 2018, công ty của Melanie có địn5h giá một tỷ USD, trở thành "kỳ lân" của giới startup toàn cầu. Canva đã có 10 triệu người dùng đến từ 179 quốc gia, mỗi giây có 10 nhà thiết kế cùng lúc sử dụng.

Năm 2021 công ty này đã huy động được 71 triệu USD từ các khoản đầu tư của T. Rowe Price và Dragoneer với mức định giá lên đến 15 tỷ USD. Với nguồn vốn này, nhà sáng lập kiêm CEO Melanie Perkins và nhà đồng sáng lập kiêm COO Cliff Obrecht đều trở thành tỷ phú. Với mức định giá 15 tỷ USD, Perkins nắm giữ số cổ phần trị giá khoảng hơn 2 tỷ USD.

Canva đã thành công ở hai điểm. Một là, nó có thể cạnh tranh sòng phẳng với các chương trình của Microsoft hay Adobe. Và hai là, công ty có thể tạo ra lợi nhuận đều đặn hàng năm. Hiện nay, Canva đã có 55 triệu người dùng, 3 triệu trong số đó là người dùng trả phí. Canva cho biết họ vẫn đang có lãi trong bối cảnh đại dịch, đạt doanh thu 500 triệu USD, tăng đến 130% so với cùng kỳ năm trước.

Giống như nhiều doanh nghiệp công nghệ khác, đại dịch đã mang đến cơ hội thúc đẩy sự gia tăng người dùng của Canva (cả miễn phí lẫn trả phí) phục vụ cho các nhu cầu làm việc tại nhà, giúp nền tảng này có thể cạnh tranh với những ông lớn sừng sỏ trong ngành.

Đã có hơn 85% trong số 500 công ty có doanh thu lớn nhất nước Mỹ đang sử dụng Canva cho một số hoạt động của mình và vẫn còn tiềm năng để mở rộng và phát triển ra quy mô lớn hơn. Một số khách hàng doanh nghiệp tiêu biểu của Canva hiện nay là: American Airlines, Kimberly-Clark, McKinsey và Salesforce.

Canva đã giúp tạo ra hơn 2 tỷ thiết kế ở 190 quốc gia. Canva cũng dành được sự yêu mến từ hai ngôi sao Hollywood Woody Harrelson và Owen Wilson.

Theo Perkins, một trong những điều quan trọng nhất cần nhớ để tạo ra startup thành công là “bắt đầu”. Đó có lẽ cũng là lý do ban đầu để Canva có được thành công như ngày hôm nay. 

Có thể bạn quan tâm

  • Hành trình khởi nghiệp của tỷ phú Nathan Kirsh

    Hành trình khởi nghiệp của tỷ phú Nathan Kirsh

    05:16, 09/03/2022

  • Nữ tỷ phú tự thân Judy Faulkner: Tôi không bao giờ lợi dụng COVID để kiếm tiền

    Nữ tỷ phú tự thân Judy Faulkner: Tôi không bao giờ lợi dụng COVID để kiếm tiền

    00:40, 24/01/2022

  • Cựu nhân viên ngân hàng thành tỷ phú sau 8 năm khởi nghiệp

    Cựu nhân viên ngân hàng thành tỷ phú sau 8 năm khởi nghiệp

    05:19, 17/12/2021

TUỆ ĐĂNG tổng hợp