Thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở và công nghệ giáo dục trong bối cảnh bình thường mới
Bước sang năm 2022, hệ sinh thái công nghệ giáo dục Việt Nam tiếp hướng tới những sự thay đổi mạnh mẽ, trong đó định hướng tập trung đồng bộ các nền tảng công nghệ…
>>TECHFEST và WHISE 2021: Cơ hội hợp tác cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
Hội thảo với sự tham gia của Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng NATEC; Ông Bùi Tiến Dũng - Vụ Công tác HSSV, Bộ GD&ĐT; Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện MSD, United Way Việt Nam - Trưởng làng Thách thức và Sáng tạo xã hội TECHFEST 2021; Ông Đỗ Nguyên Hưng - Trưởng làng Công nghệ Giáo dục. Đặc biệt, tọa đàm về hệ sinh thái ĐMST mở trong công nghệ giáo dục nhấn mạnh vai trò của các chủ thể và việc cần thiết kết nối các bên nhằm giải quyết bài toán về chất lượng giáo dục và tâm lý hậu đại dịch.
Ứng dụng công nghệ trong giáo dục là điều tất yếu để thích ứng với bối cảnh đại dịch. Chính vì vậy, thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam đang được đánh giá vô cùng tiềm năng với tổng vốn đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp đứng thứ 3 với 20,2 triệu đô-la nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới với tỉ lệ khoảng 44.3% (Theo báo cáo Công nghệ giáo dục Việt Nam 2021).
>>Techfest 2021: Tìm đường cho những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo
>>TECHFEST Việt Nam 2021: Phát động ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Năm 2021, Việt Nam dịch chuyển từ trạng thái “giáo dục ứng phó với đại dịch” sang trạng thái “giáo dục thích nghi với đại dịch”. Bước sang năm 2022, hệ sinh thái công nghệ giáo dục Việt Nam tiếp hướng tới những sự thay đổi mạnh mẽ, trong đó định hướng tập trung đồng bộ các nền tảng công nghệ, tăng cường năng lực số của người dạy và người học, từ đó chuẩn hoá và phát triển đa dạng học liệu số, giải quyết các thách thức từ thực tiễn ngành giáo dục, kết nối với các lĩnh vực công nghệ khác ở trong và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội và nâng cao chất lượng đào tạo.
Cần đổi mới sáng tạo mở nâng cao chất lượng giáo dục, liên kết các chủ thể giải quyết các bài toán được đặt ra, khai thác tiềm năng và thu hút đầu tư nước ngoài. Chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong TECHFEST 2021 đã dẫn dắt và kiến tạo nền tảng tư tưởng trong thiết kế và xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (ĐMST) mở trong giáo dục.
Tiếp nối tinh thần “Khơi nguồn kinh tế tri thức” của Ngày hội công nghệ giáo dục - Edtech Festival 2021, ngày 24/3/2022, hội thảo “Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo mở và công nghệ giáo dục trong bối cảnh bình thường mới” trong khuôn khổ TECHFEST 2022 được tổ chức bởi Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (NATEC) thuộc Bộ KH&CN, Làng Công nghệ giáo dục, Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) - United Way Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đưa đến bức tranh toàn cảnh công nghệ giáo dục Việt Nam năm 2021 từ việc thay đổi tư duy, cách nhìn, cách ứng dụng công nghệ để giải quyết thách thức mới. Qua đó đưa ra những đánh giá, định hướng phát triển công nghệ giáo dục trong thời gian tới.
Nhà nước và các tổ chức, tập đoàn có những “bài toán mới” trong quản lý & vận hành; và rất cần thiết trong việc kết nối “lời giải sáng kiến mới” từ doanh nghiệp khởi nghiệp. Trong mô hình liên kết đó, cần có “sợi dây” kết nối trung gian các doanh nghiệp khởi nghiệp với vườn ươm, tổ chức hỗ trợ cùng hoàn thiện giải pháp, sáng kiến.
Có thể bạn quan tâm