Xây dựng Nghị định về Fintech: Để thúc đẩy đổi mới sáng tạo

THIÊN KHANG 06/04/2022 05:16

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước xây dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

>>https://diendandoanhnghiep.vn/du-thao-nghi-dinh-ve-sandbox-doi-voi-fintech-di-nguoc-lai-ban-chat-sandbox-177499.html

Thông qua Nghị định này, Chính phủ tạo cơ chế khuyến khích để doanh nghiệp cung ứng hoặc hợp tác cung ứng các giải pháp, dịch vụ ngân hàng - tài chính theo mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo...

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP về việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng (Nghị quyết 100/NQ-CP). Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Nghị định được xây dựng dựa trên một số quan điểm, nguyên tắc định hướng, cụ thể như bám sát chủ trương của Đảng, Chính phủ về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0, mô hình kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo. Nội dung trọng tâm Nghị định sẽ tập trung thúc đẩy các giải pháp sáng tạo, đồng thời đảm bảo kiểm soát rủi ro, bảo vệ người tiêu dùng và duy trì ổn định tài chính.

Công nghệ tài chính (viết tắt là Fintech) là việc áp dụng các công nghệ đổi mới, sáng tạo và hiện đại vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng như dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, cho vay ngang hàng, quản lý tài sản... nhằm mang tới cho khách hàng các dịch vụ tài chính minh bạch, hiệu quả và thuận tiện với chi phí thấp hơn so với các dịch vụ tài chính truyền thống.

>>Viva Republica startup fintech Hàn Quốc muốn cạnh tranh Grab và Momo

>>Cuộc đua siêu ứng dụng của fintech

Hành lang pháp lý thử nghiệm (Sandbox) cho Fintech vốn đã được các doanh nghiệp mong đợi trong những năm gần đây. Tại Việt Nam các hoạt động của công ty cung ứng giải pháp Fintech, cho vay ngang hàng (P2P lending), mô hình thanh toán mới, chuyển tiền xuyên biên giới, chia sẻ dữ liệu người dùng qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs),... đều chưa có quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh. 

Việc xây dựng hành lang pháp lý cho Fintech theo đó được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có cơ sở pháp lý để tập trung làm ăn, phát triển, đồng thời góp phần giảm các hình thức biến tướng lợi dụng mô hình kinh doanh P2P Leding thời gian qua. Tạo điều kiện cho Fintech phát triển cũng sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam thời gian tới. 

Mục đích xây dựng Nghị định nhằm quy định các chuẩn mực, nguyên tắc cho sự vận hành Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, đề ra các nguyên tắc, quy trình, thủ tục, tiêu chí xét duyệt, biện pháp kiểm soát đối với việc thử nghiệm các giải pháp Fintech đổi mới sáng tạo tham gia vào Cơ chế thử nghiệm.

Đồng thời sử dụng thông tin, kết quả của Cơ chế thử nghiệm để sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành, ban hành quy định mới, cải cách khung khổ pháp lý của ngành ngân hàng theo hướng thích ứng, tạo thuận lợi cho hoạt động Fintech.

Bên cạnh đó, Ban soạn thảo Nghị định, Nhà nước sẽ tạo ra một cơ chế để khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức nghiên cứu, phát triển các giải pháp tài chính - ngân hàng mới dựa trên thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; cho phép được thử nghiệm các giải pháp Fintech chưa có khuôn khổ pháp lý điều chỉnh nhưng đảm bảo không vi phạm quy định pháp luật hiện hành; hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp khởi nghiệp; đảm bảo sự công bằng, bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực Fintech; đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức tham gia quản lý, vận hành có đầy đủ kiến thức nghiệp vụ về quản lý, tài chính, pháp lý, kỹ thuật và tận tâm, liêm chính khi thực hiện nhiệm vụ, chủ động hội nhập quốc tế, áp dụng các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế mới trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam. 

Có thể bạn quan tâm

  • Công ty fintech trị giá 46 tỷ USD lỗ gấp bốn lần trong bối cảnh Buy now Pay Later tăng mạnh

    Công ty fintech trị giá 46 tỷ USD lỗ gấp bốn lần trong bối cảnh Buy now Pay Later tăng mạnh

    04:23, 01/12/2021

  • Vốn đầu tư vào FinTech ASEAN đạt kỷ lục hơn 3,5 tỷ USD, Việt Nam đứng thứ 3 toàn khối

    Vốn đầu tư vào FinTech ASEAN đạt kỷ lục hơn 3,5 tỷ USD, Việt Nam đứng thứ 3 toàn khối

    04:37, 15/11/2021

  • Những rủi ro tiềm ẩn khó lường - Mặt trái của Fintech

    Những rủi ro tiềm ẩn khó lường - Mặt trái của Fintech

    05:00, 01/11/2021

THIÊN KHANG