Vai trò của chính quyền ở đâu đối với khởi nghiệp sáng tạo?
Đây là nội dung được thảo luận sôi nổi trong buổi tọa đàm về "Hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương" do VCCI phối hợp với Bộ KH&CN tổ chức tại Quảng Ninh.
>>Khởi nghiệp sáng tạo là động lực để kinh tế đất nước phát triển bền vững
Yếu nguồn hỗ trợ?
Trong câu chuyện của mình, ông Nguyễn Tiến Trung – Chủ tịch HĐQT công ty CP tư vấn và Đầu tư khởi nghiệp NSCI chia sẻ: Một hộ kinh doanh lâu năm làm thịt chua truyền thống tại Phú Thọ luôn chỉ đạt doanh thu hàng tháng khoảng vài chục triệu. Tuy nhiên, sau khi cậu con trai cưới vợ, cô con dâu với cách làm mới đã biến thịt chua trở thành thương hiệu lớn toàn quốc với doanh thu vài chục tỷ/năm. Con số đó có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Cách làm của cô là xây dựng thương hiệu, làm mới bao bì và mở các gian hàng điện tử, bán online…
Một câu chuyện khởi nghiệp đáng mừng, nhưng cũng đáng trăn trở. Bởi họ là “tự lực cánh sinh”.
Khởi nghiệp sáng tạo (KNST) hiện đang diễn ra khá sôi nổi ở nhiều đại phương. Nhưng thực trạng là, nhiều doanh nghiệp còn thiếu kiến thức lẫn kỹ năng, thiếu người hướng dẫn mà chỉ khởi nghiệp theo phong trào nên gặp nhiều trở ngại và thậm chí thất bại, bỏ cuộc, không phải ai cũng may mắn như câu chuyện thịt chua Phú Thọ. Các đại biểu cho rằng, cần phải hình thành hệ thống định hướng GD-ĐT chuẩn hóa cho từng lĩnh vực cụ thể. Làm sao chuẩn hóa hệ thống, xây dựng hệ sinh thái và gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong hệ sinh thái để cùng nhau bán hàng, chia sẻ kỹ thuật. Bên cạnh đó, nâng chất bộ phận xúc tiến thương mại cho khởi nghiệp nhằm giúp các startup tiếp thị, chào bán sản phẩm hoặc tiếp cận các quỹ đầu tư.
Ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và khoa học công nghệ, Bộ KH-CN nhận định, vai trò của Nhà nước là tạo ra cơ chế để các bên có thể tương tác được với nhau. Khi địa phương có tư duy mở, muốn xây dựng hệ sinh thái ĐMST mở thì sẽ có những sáng kiến về mặt chính sách. Địa phương có thể trở thành người ra đề, dẫn đường và đặt bài toán cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là tạo ra những ứng dụng, sản phẩm phục vụ nhu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới.
>>Khởi nghiệp sáng tạo là động lực để kinh tế đất nước phát triển bền vững
>>Khởi nghiệp có thể bắt nguồn từ những trăn trở
Cũng theo ông Quất, hiện nay một số nguồn tại trợ của địa phương là chưa có hoặc chưa chi phù hợp, trong khi đó các nguồn quỹ đều có. Địa phương có rất nhiều nguồn của kinh tế, xã hội, phát triển đều có thể hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo, nhưng gần như chưa dùng đến mà chủ yếu dùng đến nguồn hỗ trợ của khoa học công nghệ.
Để thu hút tài năng, thu hút nhân tài về hỗ trợ, dẫn dắt cho phong trào khởi nghiệp, ông Quất cho rằng, nên có đề xuất với Chính phủ cho phép nghị quyết của HĐND có cơ chế đặc thù để thu hút tài năng.
Người dẫn dắt
Liên quan đề vai trò của đại phương, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết: Để thúc đẩy khởi nghiệp tại địa phương, tỉnh đã tổ chức các lớp đào tạo nhằm trang bị những kiến thức về khởi nghiệp, hoạt động sản xuất, kinh doanh, điều hành cho lãnh đạo doanh nghiệp, cho thanh niên khởi nghiệp; đồng thời tổ chức các cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo nhằm tìm kiếm các ý tưởng, dự án khởi nghiệp để từ đó hỗ trợ từ khâu đăng ký sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ.
Việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại Đồng Nai cũng đang được đẩy mạnh. Nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã từng bước xây dựng các câu lạc bộ, trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp. Tại một số đơn vị như: Hội Doanh nhân trẻ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên… cũng đã có những chương trình hỗ trợ, cuộc thi khởi nghiệp hàng năm…
Đặc biệt, đối với khởi nghiệp ĐMST, Sở KH-CN được giao trách nhiệm chủ trì trong việc xây dựng, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp. Tuy nhiên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Hoàng cho rằng, các cấu phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh vẫn còn hoạt động rời rạc, chưa thiết lập nhiều quan hệ hợp tác, các nguồn tài nguyên vẫn chưa được tập hợp; đồng thời cũng chưa hình thành rõ nét một cách bài bản, có hệ thống để hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp được tốt và có chiều sâu. Để phần nào khắc phục vấn đề đó, mới đây, Đồng Nai cũng đã chấp thuận cho Sở KH-CN thực hiện dự án trang bị cơ sở vật chất hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn tỉnh gồm khu trưng bày những tấm gương khởi nghiệp, không gian ý tưởng và phòng họp khởi nghiệp.
Cùng với đó là cụ thể hóa các chương trình hỗ trợ. Trong đó, việc đào tạo, định hướng cho các cán bộ chủ chốt sở, ngành, địa phương nhận thức về tầm quan trọng của khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn được coi là nhiệm vụ mấu chốt, các cán bộ chủ chốt phải là người vào cuộc là người dẫn dắt, đồng hành đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp..
Bà Hoàng cũng nhấn mạnh một số nhiệm vụ trong thời gian tới của Đồng Nai đối với KNST, đó là: Đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ về kinh phí, tư vấn thủ tục hành chính, hỗ trợ dự án và đặc biệt là công tác đào tạo đối với cả cá bộ chủ chốt cũng như các đối tượng khởi nghiệp.
Có thể bạn quan tâm