Startup Oishii nâng nhận đầu tư lên 55 triệu USD kể từ khi thành lập
Không giống như hầu hết các công ty khởi nghiệp nông nghiệp thẳng đứng tập trung vào sản xuất rau xanh, Oishii trồng dâu tây theo phương pháp canh tác cổ xưa của Nhật Bản.
>>Khởi nghiệp nông nghiệp: Thạc sỹ khoa học và câu chuyện "bỏ phố về làng" để trồng dâu tây
Hiroki Koga đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Oishii chia sẻ, khi xây dựng trang trại thẳng đứng của mình đã cố gắng tái tạo các yếu tố ngày một hoàn hảo ở Nhật Bản (ví dụ: độ ẩm, ánh sáng) bên trong một trang trại có môi trường kiểm soát ở Mỹ. Người thực tế là Omakase Berry có thể phát triển 365 ngày mỗi năm.
Hệ thống trồng trọt Oishii kết hợp các công nghệ tự động hóa được tìm thấy trên nhiều trang trại thẳng đứng ngày nay với các phương pháp trồng dâu tây truyền thống được phát triển ở Nhật Bản đặc biệt cho loại quả mọng Omakase.
Với mức giá cao và một số hạn chế, Omakase Berry của Oishii không thể tiếp cận số lượng lớn người tiêu dùng, bên cạnh đó nhiều hoạt động canh tác nông nghiệp khó kiểm soát. Ngoài ra, sự trải nghiệm như nếm thử thường chỉ ở một khu vực nhỏ vào một thời điểm trong năm tại Hoa Kỳ.
>>Tuần hàng Dâu tây lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội
>>“Khủng hoảng dâu tây” và bài học quản trị nhân sự
Dâu tây ở cửa hàng tạp hóa thường được tác động để bảo quản, tẩm thuốc trừ sâu và hái khi chưa chín. Đó là cách dâu tây California có thể vào bếp ở Trung Tây hoặc bờ Đông - nhưng nó phải trả giá bằng độ mềm và ngon của quả mọng.
Oishii cố gắng xử lý vấn đề tương tự như các cửa hàng tạp hóa. Startup này chỉ giao hàng và bán tại các cửa hàng trong bán kính khoảng 20 dặm (khoảng hơn 30km) từ các nông trại thẳng đứng của mình. Koga cho rằng, vận chuyển dâu tây trên toàn quốc sẽ cải thiện doanh số bán hàng tuy nhiên các trang trại của Oishii đã sản xuất dâu ở công suất tối đa. Đồng thời, việc vận chuyển đến những khoảng cách xa hơn có thể làm giảm chất lượng của dâu tây, vốn được trồng ở nhiệt độ thấp để giữ được độ tươi.
“Chúng tôi không muốn chỉ là một công ty xã hội và bền vững mà còn thực sự muốn cung cấp một sản phẩm tốt hơn những gì hiện có”, Koga nói.
Đại diện Oishii chia sẻ, dự định sẽ sử dụng nguồn vốn này để mở rộng hoạt động chứ không chỉ giới hạn ở New York. Công ty khởi nghiệp trồng dâu tây đang hướng đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh cả trong nước và quốc tế, bên cạnh đó tập trung vào các khu vực đô thị lớn trên khắp Hoa Kỳ cũng như Trung Đông và Châu Á.
Canh tác theo chiều dọc trong nhà đã được chứng minh là hữu ích nhất ở các khu vực đô thị lớn, nơi không gian là hữu hạn. Oishii sẽ phải cạnh tranh với các công ty khác hoạt động trong cùng ngành, nhưng hoạt động kinh doanh đang tự hào và có lợi khi trở thành một phần của thị trường đang phát triển.
Koga nhận định: “Chúng tôi rất tự tin sẽ làm cho điều này hiệu quả hơn nữa trong 5 năm, 10 năm tới và thực sự đạt đến điểm mà canh tác theo phương thẳng đứng trở thành tiêu chuẩn mới. Sản phẩm được tạo ra từ phương thức này thậm chí còn có giá cả phải chăng hơn so với các sản phẩm thông thường”.
Có thể bạn quan tâm