Chương trình Thử thách Tái chế Rác thải nhựa Đông Nam Á: Startup Plastic People Việt lọt top 5
Startup Plastic People là đại diện Việt Nam lọt Top 5 nhà đổi mới xuất sắc của chương trình Chương trình Thử thách Tái chế Rác thải nhựa Đông Nam Á.
>>10 startup Việt lọt top “người khổng lồ” Asia Pacific
Mạng lưới Vườn ươm Doanh nghiệp (The Incubation Network), kết hợp cùng Chương trình Hợp tác Hành động toàn cầu về nhựa (Global Plastic Action Partnership), nền tảng đổi mới UpLink của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và Liên minh Xử lý Chất thải nhựa, gần đây đã khởi động Chương trình Thử thách Tái chế Rác thải nhựa Đông Nam Á để giải quyết vấn đề quản lý chất thải nhựa trong khu vực. Sáng kiến được xây dựng để thúc đẩy các giải pháp tái chế và tái sử dụng nhựa ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
>>Mô hình kinh tế tuần hoàn: Nền kinh tế phát triển không phế thải
>>Mô hình kinh tế tuần hoàn: Nền tảng để doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển bền vững
Thông qua nền tảng UpLink, thử thách đã nhận được tổng cộng hơn 101 bài dự thi chất lượng. Trong số đó, 48 ứng viên đã được các chuyên gia nghiên cứu, chuyên gia về phát triển bền vững, các nhà đổi mới và chuyên gia khí hậu và kinh tế tuần hoàn lựa chọn kỹ lưỡng để bước vào vòng tiếp theo. Những nhà đổi mới được lựa chọn sẽ có cơ hội mở rộng quan hệ đối tác, nhận được sự cố vấn từ các chuyên gia, giúp tăng khả năng tiếp cận cộng đồng, tham gia vào các mạng lưới và được hỗ trợ tài chính để mở rộng quy mô giải pháp.
Ông Simon Baldwin, Giám đốc Toàn cầu Mảng Giải pháp tuần hoàn của SecondMuse cho biết: “Phối hợp cùng Chương trình Hợp tác Hành động toàn cầu về Nhựa, Liên minh Xử lý rác thải nhựa, Mạng lưới Vườn ươm Doanh nghiệp cam kết ủng hộ những giải pháp giúp tăng cường hệ sinh thái quản lý chất thải và thúc đẩy quá trình tuần hoàn cho nhựa. Chúng tôi vui mừng 5 nhà đổi mới đã mang đến những cơ hội tăng trưởng hấp dẫn cũng như những tác động kinh tế, môi trường đầy tiềm năng.”
Cuộc khủng hoảng ô nhiễm rác thải nhựa đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết với những giải pháp xử lý bền vững. Từ năm 2017 đến năm 2019, ước tính mỗi năm có khoảng 2 triệu tấn rác thải nhựa từ Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam, chiếm tới 17% lượng rác thải nhựa toàn cầu. Nếu không được thải ra nguồn nước, chất thải nhựa thường được đốt hoặc thải ra môi trường - gây ra mối đe dọa với môi trường và đa dạng sinh học.
“Các giải pháp đổi mới sáng tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết chất thải nhựa trong khu vực. Chúng tôi rất vui mừng được hợp tác chặt chẽ cùng Mạng lưới Vườn ươm Doanh nghiệp và Liên minh Xử lý Chất thải nhựa để lựa chọn nhóm các Nhà đổi mới với những giải pháp có tác động lớn, mang lại giá trị cho rác thải nhựa. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp các nhà đổi mới tăng khả năng tiếp cận cộng đồng và mang lại những tác động lớn hơn trong khu vực”, bà Poonam Watine, Chuyên gia của Chương trình Hợp tác Hành động toàn cầu về Nhựa chia sẻ.
Ông Nicholas Kolesc, Phó chủ tịch phụ trách dự án của Liên minh Xử lý Rác thải nhựa cho rằng: “Xử lý chất thải nhựa là một nhu cầu vô cùng cấp thiết, bởi nếu không hành động kịp thời thì sẽ gây ra những thiệt hại nặng về về kinh tế và môi trường. Với nhu cầu sử dụng nhựa tái chế ngày càng tăng, Thử thách Tái chế Rác thải nhựa Đông Nam Á sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong khu vực đáp ứng được nhu cầu này, giúp đưa nhựa ra khỏi môi trường và trở lại nền kinh tế tuần hoàn.”
Các sáng kiến đổi mới sẽ được hỗ trợ triển khai bởi công ty tư vấn Kinh tế Tuần hoàn CL2B - đơn vị có nhiều kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp thu gom và tái chế rác thải nhựa.
Ông Lý Vĩ Kỳ, Điều phối viên dự án của CL2B cho biết: “Tại Việt Nam, mặc dù có rất nhiều doanh nghiệp nhỏ truyền thống đang tập trung vào rác thải nhựa giá trị cao, nhưng chưa có nhiều doanh nghiệp có các giải pháp có tác động nổi bật với việc tái chế và tái sử dụng nhựa. Tín hiệu tích cực đó là số lượng doanh nghiệp như thế đang ngày càng tăng, trong bối cảnh ngày càng nhiều các sáng kiến và quy định hỗ trợ xử lý rác thải có hiệu lực. Thử thách Tái chế Rác thải nhựa Đông Nam Á sẽ giúp đẩy nhanh quá trình tái chế rác thải nhựa ở địa phương và giảm thiểu việc quản lý chất thải nhựa sai mục đích”.
Thử thách Tái chế Rác thải nhựa được khởi xướng bởi Mạng lưới Vườn ươm Doanh nghiệp (The Incubation Network), Chương trình Hợp tác Hành động toàn cầu về Nhựa (Global Plastic Action Partnership), nền tảng đổi mới UpLink của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, và được tài trợ kinh phí bởi Liên minh Xử lý Chất thải nhựa. Chương trình được hỗ trợ thực hiện bởi SecondMuse, Sáng kiến Kinh tế tuần hoàn, Bộ ngoại giao Canada, và Bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn vương quốc Anh.
Top 5 nhà đổi mới xuất sắc nhất được lựa chọn từ Thử thách Tái chế Rác thải nhựa Đông Nam Á:Bank Sampah Bersinar (Indonesia) là một doanh nghiệp xã hội cung cấp các giải pháp quản lý chất thải cộng đồng. ENVIROTECH WASTE RECYCLING INC. (Philippines) thu gom nhựa sử dụng một lần và biến chúng thành những sản phẩm hữu dụng Kibumi (Indonesia) là một công ty khởi nghiệp sáng tạo mang tới giải pháp củng cố chuỗi cung ứng tái chế nhựa thông qua các điểm thu gom được số hoá và hiện đại hoá. Plastic People (Việt Nam) tái chế rác thải nhựa thành những sản phẩm hữu dụng và độc đáo như phụ kiện hoặc nội thất. TerraCycle Global Foundation (Thái Lan) cung cấp các giải pháp đơn giản, sáng tạo và hiệu quả cao để ngăn chặn, loại bỏ và tái chế chất thải từ môi trường. |
Có thể bạn quan tâm
Startup Fastship logistics Việt được định giá 2 triệu USD
04:24, 12/08/2022
10 startup Việt lọt top “người khổng lồ” Asia Pacific
02:57, 12/08/2022
Startup Kkday đặt mục tiêu đạt doanh thu 100 USD của ngành du lịch Việt Nam
06:05, 11/08/2022
Chung kết cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo MITC STARTUP 2022”
20:46, 10/08/2022
Startup phải tự lực cánh sinh giữa 'mùa đông gọi vốn'
02:00, 10/08/2022