Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam: Cơ hội để doanh nhân và doanh nghiệp kết nối đam mê
Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam trở lại sau 3 năm trong bối cảnh Việt Nam và thế giới đang trong những nỗ lực phục hồi và phát triển nền kinh tế sau đại dịch với nhiều thách thức.
>>ĐẠI HỘI VCCI LẦN THỨ VII: Làm gì để thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong doanh nhân trẻ?
Năm 2017, chương trình VietNam Startup 4.0 lần thứ nhất với chủ đề "Chuẩn bị tâm thế khởi nghiệp sáng tạo trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4". Đến năm 2019, VietNam Startup 4.0 tổ chức với chủ đề "Doanh nhân Việt Nam sẵn sàng bước ra biển lớn và đặt nền móng xây dựng văn hóa doanh nghiệp trường tồn" đã thu hút hàng nghìn doanh nhân, doanh nghiệp tham dự và trở thành một sự kiện đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa to lớn với cộng đồng khởi nghiệp và doanh nhân sáng tạo Việt Nam.
Năm 2022, sự kiện Khởi nghiệp Sáng tạo Việt Nam là cơ hội để các doanh nhân khởi nghiệp và doanh nghiệp kết nối đam mê, chia sẻ tri thức, tạo dựng giá trị và tìm kiếm lời giải cho bài toán ra thị trường cho doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo và quản trị doanh nghiệp sáng tạo cũng như trong quá trình quản trị doanh nghiệp để có cái nhìn toàn cầu, đội ngũ quản trị chuyên nghiệp, vững vàng hướng tới tương lai.
>> Khởi nghiệp sáng tạo lưỡng dụng: Tiềm năng và lợi thế
TS Đinh Việt Hòa – Chủ tịch Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia nhấn mạnh: "Một đất nước mạnh là một đất nước sản sinh ra nhiều doanh nghiệp mạnh. Và quá trình khởi nghiệp là một hành trình cả cuộc đời của doanh nhân, họ luôn tìm kiếm cơ hội, huy động nguồn lực và chấp nhận rủi ro để thực hiện hóa giấc mơ khởi nghiệp tất cả vì mục tiêu tạo việc làm và sản sinh của cải xã hội. DN phải xác định đổi mới sáng tạo là động lực và giải pháp tối ưu nhằm nâng cao tính cạnh tranh của DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và toàn diện...".
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hiệp hội Khởi nghiệp Quốc gia chia sẻ, khởi nghiệp sáng tạo luôn đi cùng rủi ro. Vì vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo cần một hệ sinh thái tương đối hoàn chỉnh. Thực tế hiện nay chúng ta chưa có hệ sinh thái hoàn chỉnh làm bệ đỡ cho khởi nghiệp sáng tạo. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn lao động của Việt Nam còn thấp.
Trong khi cơ sở hạ tầng của nền kinh tế số còn hạn chế. Trước những bất ổn của tình hình thế giới, doanh nghiệp phải nâng cao năng lực nội tại để ứng phó với những vạn biến của thời cuộc, thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị rủi ro để đủ khả năng thích ứng với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh mới, ông nói.
>>Thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo
Ông Vũ Quốc Huy, Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia (Bộ Kế hoạch Đầu tư) khẳng định, với chủ trương, định hướng đúng đắn kịp thời của Đảng, Chính phủ Việt Nam, cùng sự quyết tâm, nỗ lực của các doanh nghiệp, doanh nhân, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã bước qua giai đoạn vô cùng khó khăn do đại dịch và đã có sự tăng trưởng trở lại. Môi trường kinh doanh được cải thiện, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo nói chung và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ngày càng phát triển.
Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là quốc gia nằm trong top 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Vừa qua, báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2022 do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ghi nhận Việt Nam thuộc nhóm quốc gia đã đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ qua (tăng 20 bậc). Theo đó, Việt Nam được đánh giá khá tốt ở thể chế, mức độ phát triển của thị trường mức độ hoàn thiện kinh doanh và kết quả sáng tạo.
Cũng theo ông Huy, hiện nay, hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới đều đã có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Với nhu cầu ngày càng lớn trong các hoạt động đầu tư nghiên cứu phát triển sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp Việt.
Có thể bạn quan tâm