Dự án Unicorn Launching hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho startup và SME
Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam phối hợp với hệ sinh thái công nghệ Kim Nam Group tổ chức chương trình hỗ trợ toàn diện dành cho startup và SMEs - Unicorn Launching.
>>Chính sách mới về hỗ trợ khởi nghiệp có hiệu lực từ 15/10
Chương trình tài trợ toàn diện dành cho Startup & SMEs mang tên “UNICORN LAUNCHING - Bệ phóng Kỳ lân” được khởi động từ tháng 12/2022 và sẽ đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp đến hết năm 2025 với mục tiêu hỗ trợ chuyển đổi số toàn diện cho ít nhất 20.000 Doanh nghiệp trên toàn quốc.
Tại Việt Nam, đã có nhiều chính sách thúc đẩy cũng như hỗ trợ phát triển mạnh mẽ nền kinh tế số được ban hành và triển khai, tuy nhiên kết quả đạt được chưa thực sự đáp ứng được kỳ vọng từ phía cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của địa phương. Những rào cản vô hình phải kể đến đó là vướng mắc về thể chế, chính sách, thủ tục hành chính, thiếu vốn, khó tiếp cận vốn vay, khoa học công nghệ, điều kiện đầu tư, kinh doanh, thiếu hụt lao động có kỹ năng; thiếu các kỹ năng tổ chức quản lý bài bản, năng suất lao động còn thấp,…
>>KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA: Môi trường pháp lý cho khởi nghiệp sáng tạo
Để triển khai chương trình trên cả nước, Viện VIDEM phối hợp cùng Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh thành phố để tìm hiểu, thẩm định và tài trợ cho các Doanh nghiệp hội viên có dự án tiềm năng. Đặc biệt, toàn bộ quá trình startup tham gia Unicorn Launching sẽ có sự đồng hành của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh thành phố trên cả nước, cùng đội ngũ chuyên gia kinh tế tài chính hàng đầu Việt Nam.
Ông Nguyễn Kim Hùng – Viện trưởng Viện Quản trị doanh nghiệp và Kinh tế số Việt Nam chia sẻ: “Chương trình lấy cảm hứng từ “kỳ lân” để phát huy những kỳ tích mà một startup bất kỳ có thể đạt được trong thời gian ngắn với sự đồng hành hỗ trợ của tất cả các nguồn lực mà chương trình huy động. Unicorn Lauching tạo động lực và bệ phóng cho tinh thần doanh nghiệp - doanh nhân Việt Nam trong kỷ nguyên công nghệ số”.
Trong Báo cáo thường niên của ESP Capital và Cento Ventures, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ ba về tính năng động của hệ sinh thái khởi nghiệp trong số 6 quốc gia lớn nhất ASEAN chỉ sau Indonesia và Singapore. Những năm trở lại đây, quy mô vốn đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc. Điều này chứng tỏ Việt Nam đang dần trở thành điểm đến tiềm năng của các quỹ đầu tư, ông Kim Hùng nhận định.
Ông Đàm Đắc Tiến - Phó Chủ tịch Kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ cho rằng, xác định thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trên tất cả các ngành, lĩnh vực, trọng tâm là phát triển kinh tế số, xây dựng đô thị thông minh, chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.
Bên cạnh đó, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Phú Thọ cũng cần xác định việc hỗ trợ doanh nghiệp hội viên chuyển đổi số, ứng dụng các nền tảng số vào hoạt động sản xuất kinh doanh, song song với ứng dụng các giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hiệp hội trong năm 2023.
>>KHỞI NGHIỆP QUỐC GIA: Sứ mệnh tiên phong của doanh nhân, doanh nghiệp
Chương trình mong muốn tìm kiếm được những dự án kinh doanh có khả năng tăng trưởng tốt, có giá trị lõi và thực sự đáp ứng được những vấn đề của thị trường. Từ đó, đội ngũ chuyên gia đa ngành cùng các nguồn lực xã hội từ trung ương đến địa phương sẽ thúc đẩy, triển khai, hỗ trợ hoạt động và tìm kiếm nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn phát triển nóng của mô hình kinh doanh đó.
Chương trình “Unicorn Launching- Bệ phóng kỳ lân” ra đời với mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy cộng đồng startup và SMEs phát triển toàn diện, sẵn sàng về mọi mặt để bứt phá kinh doanh trong kỷ nguyên công nghệ số. Chương trình được kỳ vọng sẽ là giải pháp toàn diện giúp startup hồi sinh, tăng trưởng, phát triển bứt phá và trường tôn trong kỷ nguyên kinh tế số.
Có thể bạn quan tâm