Rác thải “mỏ vàng” để doanh nghiệp khởi nghiệp khai thác
Bảo vệ môi trường, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn trong đó xử lý, tái chế và tái sử dụng hoàn toàn rác thải đang được các startup Đông Nam Á tích cực hưởng ứng.
>>Cơ hội từ xu thế phát triển kinh tế tuần hoàn
Trong nhiều thập kỷ, ngành công nghiệp nhựa đã khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp tái sử dụng chất thải nhựa bằng cách tài trợ cho các chiến dịch tiếp thị và các cuộc thi quốc gia Đông Nam Á. Nhưng trên thực tế, phần lớn nhựa đã qua sử dụng đã kết thúc tại các bãi chôn lấp, lò đốt hoặc được vận chuyển đến các quốc gia khác, nơi mà số phận của rác thải còn lâu mới rõ ràng.
Một thách thức đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực tái chế là huy động vốn vào thời điểm các nhà đầu tư đang bị cản trở bởi những bất ổn kinh tế vĩ mô toàn cầu, lãi suất tăng và áp lực lạm phát.
Tại Việt Nam GS, TS Phan Ngọc Minh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam từng chia sẻ rằng: Vấn đề xử lý rác thải nhựa là mối quan tâm của các nhà khoa học, thông qua các giải pháp xử lý rác thải nhựa, nghiên cứu vật liệu mới dần thay thế vật liệu truyền thống… Những năm qua, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chủ động thực hiện các nghiên cứu liên quan đến đánh giá mức độ phân hủy sinh học của các sản phẩm nhựa trên thị trường; xây dựng giải pháp thúc đẩy quá trình phân giải nhựa sinh học.
>>Kinh tế tuần hoàn: Hướng đi quan trọng của Việt Nam
Với sự đóng góp của các chuyên gia, cơ quan quản lý, doanh nghiệp khởi nghiệp tiên phong tái sử dụng rác thải với mục tiêu đem lại nhiều thông tin bổ ích, góp phần thực hiện chủ trương của Chính phủ và hướng tới xây dựng, phát triển nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp thân thiện với môi trường tại ASEAN đang tìm cách thúc đẩy một “nền kinh tế tuần hoàn”. Các doanh nghiệp khởi nghiệp này hy vọng sẽ giảm thiểu hoặc loại bỏ chất thải do con người tạo ra. Hiện các chính phủ và doanh nghiệp khởi nghiệp tại châu Á ngày càng cấp bách phải ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội ReForm Plastic, có trụ sở tại Đà Nẵng, đang vận hành mô hình nhượng quyền công nghệ để giúp các đối tác ở Đông Nam Á và bên ngoài xử lý nhựa giá trị thấp thành vật liệu xây dựng và các sản phẩm tiêu dùng khác.
Bằng cách sử dụng các kỹ thuật đúc nén, ReForm Plastic chuyển đổi nhựa phế thải thành các tấm ván có thể dùng làm vật liệu cơ bản để các nhà sản xuất tạo hình thành các mặt hàng tiêu dùng, giống như với gỗ, kim loại hoặc bìa cứng.
Kasia Weina, người đồng sáng lập của ReForm Plastic, cho biết cho đến nay, công ty anh đã chuyển đổi hơn 500 tấn nhựa giá trị thấp và không có giá trị thành các sản phẩm tiêu dùng như bàn ghế, thùng rác. ReForm Plastic có khả năng xử lý tới 6.000 tấn nhựa phế thải tại tám nhà máy. Công ty đặt mục tiêu mở 100 cơ sở trên khắp thế giới để xử lý hơn 100.000 tấn chất thải nhựa hàng năm vào năm 2030.
Chúng tôi được thiết lập với mô hình có thể nhân rộng nhanh chóng, với tám cơ sở đang trong giai đoạn vận hành hoặc lắp đặt ở châu Á và châu Phi, bao gồm 2 ở Myanmar, 2ở Việt Nam, 1 ở Bangladesh, 1 ở Philippines, 1 ở Ghana và 1 ở Lào. Bằng cách trở thành một trung tâm đáp ứng mọi nhu cầu xử lý rác thải nhựa bị vứt bỏ bừa bãi, chúng tôi có thể tạo ra tác động môi trường tích cực hơn trên quy mô lớn hơn, Weina chia sẻ.
Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội ReForm Plastic, có trụ sở tại Đà Nẵng, đang vận hành mô hình nhượng quyền công nghệ để giúp các đối tác ở Đông Nam Á và bên ngoài xử lý nhựa giá trị thấp thành vật liệu xây dựng và các sản phẩm tiêu dùng khác.
>>Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn giúp doanh nghiệp phát triển bền vững
Bằng cách sử dụng các kỹ thuật đúc nén, ReForm Plastic chuyển đổi nhựa phế thải thành các tấm ván có thể dùng làm vật liệu cơ bản để các nhà sản xuất tạo hình thành các mặt hàng tiêu dùng, giống như với gỗ, kim loại hoặc bìa cứng.
Kasia Weina, người đồng sáng lập của ReForm Plastic, cho biết cho đến nay, công ty anh đã chuyển đổi hơn 500 tấn nhựa giá trị thấp và không có giá trị thành các sản phẩm tiêu dùng như bàn ghế, thùng rác. ReForm Plastic có khả năng xử lý tới 6.000 tấn nhựa phế thải tại tám nhà máy. Công ty đặt mục tiêu mở 100 cơ sở trên khắp thế giới để xử lý hơn 100.000 tấn chất thải nhựa hàng năm vào năm 2030.
Weina nói: “Chúng tôi được thiết lập với mô hình có thể nhân rộng nhanh chóng, với tám cơ sở đang trong giai đoạn vận hành hoặc lắp đặt ở châu Á và châu Phi, bao gồm 2 ở Myanmar, 2ở Việt Nam, 1 ở Bangladesh, 1 ở Philippines, 1 ở Ghana và 1 ở Lào. Bằng cách trở thành một trung tâm đáp ứng mọi nhu cầu xử lý rác thải nhựa bị vứt bỏ bừa bãi, chúng tôi có thể tạo ra tác động môi trường tích cực hơn trên quy mô lớn hơn”.
Những nỗ lực như vậy có ý nghĩa lớn vì nhựa chiếm 80% tổng lượng rác thải trong các đại dương trên thế giới. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Thái Lan, Varawut Silpa-archa từng chia sẻ vào năm 2021: “Khối lượng chất thải rắn và rác thải biển đang tăng lên khắp Đông Nam Á. Kết hợp với quá trình đô thị hóa nhanh chóng và tầng lớp tiêu dùng ngày càng mở rộng, các hậu quả trong dài hạn của vấn đề này chỉ mới bắt đầu xuất hiện”.
>>Ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn: Chung tay phát triển vì một nền kinh tế xanh
Circulate Initiative, một tổ chức phi lợi nhuận vận động giải quyết vấn đề ô nhiễm rác nhựa đại dương ở Nam Á và Đông Nam Á, cho biết có 11 triệu tấn rác thải nhựa đổ vào các đại dương mỗi năm và con số này dự kiến sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2040.
Nhựa có thể mất hàng trăm năm để phân hủy và thải ra khí nhà kính trong suốt quá trình đó, vì vậy, chỉ riêng việc chặn đứng ô nhiễm nhựa ở Ấn Độ và Indonesia vào năm 2030 sẽ giúp loại bỏ 150 triệu tấn khí thải nhà kính, Circulate Initiative cho biết.
Theo dữ liệu của Refinitiv, thách thức lớn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp hiện tại là khả năng huy động vốn bị thu hẹp do những bất ổn mang tính vĩ mô ở khu vực cũng như trên thế giới. Dưới tác động của áp lực lạm phát, các hoạt động đầu tư, mua bán sáp nhập liên quan đến các dự án bền vững tại ASEAN đã liên tục kể từ sau quý I/2022, dự kiến tiếp tục giảm trong quý I/2023.
Các chính sách hỗ trợ mang tính chuyên biệt cho kinh tế tuần hoàn đang được đánh giá cao, đặc biệt là hệ sinh thái khởi nghiệp, từ đội ngũ cố vấn cho tới sự kết nối với nhà đầu tư tiềm năng tại các diễn đàn cũng các cuộc thi. Đây là cách để các quỹ đầu tư hiện thực hóa đầu tư xanh cũng như đóng góp cho một nền kinh tế xanh phát triển bền vững.
Có thể bạn quan tâm