Xây dựng hệ sinh thái Cố đô khởi nghiệp
Sự quyết tâm, đồng thuận của cả hệ thống chính trị tỉnh cùng sự chung tay, hợp lực, đồng hành của các doanh nghiệp, tổ chức, chuyên gia khởi nghiệp.
Đặc biệt là tinh thần dám nghĩ, dám làm của cộng động khởi nghiệp đã tạo nên một hệ sinh thái Cố đô.
>>Khu vực Nam Trung Bộ: Nâng cao kỹ năng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Hệ sinh thái Cố đô Khởi nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đã có bước khởi động từ năm 2016 ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Số 844/QĐ-CP ngày 15/6/2016 về việc “Thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tại quốc gia đến năm 2025”.
Xây dựng hệ sinh thái
Xác định hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) là mô hình mà ở đó huy động được nhiều thành phần xã hội cùng tham gia hỗ trợ và thúc đẩy các ý tưởng sáng tạo, các dự án khởi nghiệp để triển khai. Vì vậy, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thành lập Ban điều hành triển khai Đề án Cố đô khởi nghiệp.
Các sự kiện kết nối cộng đồng như hội thảo, hội nghị, diễn đàn về KNĐMST đã được tổ chức triển khai. Đặc biệt, từ năm 2016 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức 07 lần Cuộc thi KNĐMST. Cuộc thi hàng năm thể hiện quyết tâm của Lãnh đạo tỉnh về đẩy mạnh hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp; lựa chọn, tìm kiếm, tôn vinh các ý tưởng, dự án tiềm năng, góp phần hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
Thông qua cuộc thi, nhiều ý tưởng, dự án kinh doanh đã được hình thành và có chỗ đứng trên thị trường, điển hình như: Gia vị Bún bò Huế, giày Xưa, sản phẩm Atiso đỏ, sen Huế, Tranh hoa giấy, Sâm Bố Chính, Bánh ép Huế…
Với kết quả đó, tỉnh Thừa Thiên Huế vinh dự là một trong 03 địa phương trên toàn quốc được Chương trình khởi nghiệp Quốc gia chứng nhận tỉnh Thừa Thiên Huế đạt danh hiệu Địa phương cống hiến tích cực cho hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2021 và vinh dự đạt được danh hiệu “Thành phố hấp dẫn KNĐMST năm 2022”.
>>Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Nguồn lực cho sự phát triển của quốc gia
Kinh nghiệm rút ra
Vai trò của các thành phần hệ sinh thái đổi mới sáng tạo rất quan trọng và quyết định sự thành công của chiến lược phát triển ĐMST của tỉnh, để đạt được những kết quả trên, chúng tôi đã rút ra những kinh nghiệm.
Một là, cần có sự lãnh đạo nhất quán trong định hướng và hành động, huy động sự vào cuộc của các thành tố của hệ sinh thái ĐMST, cơ quan nhà nước, trường học, tổ chức chính trị-xã hội, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức ươm tạo.
Hai là, Nhà nước cần kiến tạo môi trường thúc đẩy, hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi sự kinh doanh, KNĐMST. Phát triển hệ sinh thái KNĐMST là tiền đề quan trọng thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của tỉnh, nhằm kiến tạo, thúc đẩy nền kinh tế tri thức và kinh tế sáng tạo, hướng đến xây dựng tỉnh phát triển bền vững.
Ba là, cần có chính sách hỗ trợ thiết thực cho doanh nghiệp đổi mới công nghệ tái cơ cấu năng lượng sản xuất kinh doanh. Định hướng phát triển hệ sinh thái KNĐMST mở kết nối xúc tiến chuyển giao công nghệ mới, phát triển các mô hình kinh doanh có hàm lượng công nghệ.
Bốn là, đa dạng nguồn lực theo hướng mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở để thu hút đầu tư chuyển giao công nghệ. Kết nối các hoạt động doanh nghiệp với cộng đồng KNĐMST trong nước và quốc tế.
Năm là, cần xem trọng ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ, ứng dụng các kết quả nghiên cứu để thương mại hoá, xem đây là hướng đi chủ đạo gắn nhà khoa học với doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm