Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các trường đại học
Các trường đại học là một trong những thành tố quan trọng trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia.
Tuy nhiên, nghiên cứu về vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp và làm thế nào các trường đại học thúc đẩy quá trình khởi nghiệp của sinh viên ở Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa được hệ thống hóa. Tại Việt Nam, vai trò của trường đại học trong hệ sinh thái khởi nghiệp và những mối liên hệ của trường đại học với các chủ thể khác trong hệ sinh thái khởi nghiệp đang từng bước nhận được sự quan tâm của xã hội.
Trải qua 5 năm tổ chức, từ hàng nghìn dự án của các HSSV đến từ các địa phương, Trường ĐH, CĐ, Ban tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương đã nhận được tổng số: 1.670 dự án đến từ các cơ sở đào tạo và 900 dự án đến từ các trường THPT, THCS trong toàn quốc. Trong đó: Năm 2018 là 721 dự án; năm 2019 là 668 dự án; Năm 2020 là 339 dự án; Năm 2021 - 2022 (SV_STARTUP LẦN IV) là 334 dự án; Năm 2022 - 2023 (SV STARTUP_ LẦN V) là 508 dự án. 70% các dự án đã có sản phẩm và 30% dự án là ý tưởng hoặc sản phẩm đang ở mức sản xuất thử. Hiện tại nhiều dự án của HSSV đã được thành lập doanh nghiệp hoặc được các doanh nghiệp lớn mua lại để đưa vào sản xuất đại trà.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1665/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án) với mục tiêu thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kĩ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường; tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đây là một trong những chủ trương, chính sách phát triển giáo dục phù hợp với yêu cầu, xu thế của thời đại, tạo bước đột phá trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai.
>>Khởi nghiệp sáng tạo là động lực để kinh tế đất nước phát triển bền vững
Hiện đã có 35 địa phương đã ban hành được kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh để triển khai các nhiệm vụ về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh theo quy định tại Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT.
Trong đó có 45 Sở GDĐT đã ban hành kế hoạch để triển khai công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho học sinh trong ngành Giáo dục; - Có 12 địa phương đã triển khai công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị để triển khai thí điểm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp tại địa phương với các nội dung, cụ thể như: Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho học sinh các cấp bậc học trên địa bàn thông qua các hoạt động giáo dục, qua tài liệu và các các cuộc giao lưu, diễn đàn, truyền cảm hứng. Tố chức thí điểm tổ chức bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp cho học sinh theo quy định tại Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT ngày 23/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
Hiện khởi nghiệp đã và đang được cả xã hội quan tâm và việc tạo ra một mô hình Hệ sinh thái khởi nghiệp, phổ thông, đại học, doanh nghiệp và tổ chức nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia.
Mô hình vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng - là cầu nối, tư vấn, hỗ trợ sinh viên, giảng viên của Trường khởi nghiệp theo mô hình Nhà trường - Doanh nghiệp startup - Nhu cầu thị trường. Thông qua vườn ươm, các ý tưởng, dự án công nghệ có tiềm năng được thúc đẩy đưa vào nghiên cứu - thử nghiệm - chuyển giao - hướng đến thương mại hóa ra thị trường trong nước và quốc tế.
Việc hình thành, phát triển mô hình vườn ươm khởi nghiệp đối mới sáng tạo trong khối cơ sở giáo dục đại học nhằm thực hiện chủ trương, chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT ngày 23/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Quy định công tác nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở Giáo dục”; và công văn số 6254/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 28/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đóng góp ý kiến xây dựng “Bộ tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục đại học theo đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp”; đồng thời phát triển mô hình vườn ươm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong mỗi Trường gắn với Mạng lưới các Trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng (VNEI), cũng như mạng lưới các Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia và toàn cầu, qua đó thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong các Trường, phát triển nâng cao năng lực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
>>Các thành tố cấu thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội
Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh nhận định hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo mang lại nhiều cơ hội cho học sinh, sinh viên, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn trong công tác triển khai. Trong những năm tiếp theo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục xây dựng các giải pháp để triển khai có hiệu quả đề án, đồng thời thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp ngay từ các bậc học phổ thông.
Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chuẩn bị hoàn thiện, ban hành bộ tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục đại học khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đây là một thước đo quan trọng giúp cộng đồng đánh giá về hệ sinh thái khởi nghiệp trong cơ sở giáo dục đại học và tầm ảnh hưởng của cơ sở giáo dục đại học đó với cộng đồng, xã hội", Thứ trưởng Ngô Thị Minh chia sẻ.
Theo quan điểm Đinh Quang Toàn Viện trưởng Viện ĐMST&KTS nhận định, hoạt động khởi nghiệp kinh doanh bắt đầu từ những ý tưởng sáng tạo có tính mới, độc đáo và hữu ích nhưng để biến những ý tưởng sáng tạo này thành hiện thực hay 75 thành những sản phẩm, dịch vụ và mô hình kinh doanh cụ thể cần có hoạt động đổi mới để hiện thực hóa ý tưởng.
Do vậy, vai trò của đào tạo chỉ giúp cho sinh viên hình thành những ý tưởng mới và hình thành tư duy kinh doanh, không thể thiếu vai trò của các vườn ươm trong việc hỗ trợ phát triển ý tưởng, hình thành khái niệm sản phẩm/dịch vụ và thử nghiệm trên thị trường trước khi thương mại hóa chúng. Để rút ngắn thời gian và mang lại hiệu quả tức thì cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo bằng con đường thương mại hóa thì yếu tố kết nối nguồn lực đồng hành cùng cơ sở giáo dục đào tạo là cần thiết hiện nay.
>>Cần xóa bỏ định kiến trong đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tạo tác động xã hội
PGS. TS. Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế TS. Hoàng Kim Toản, Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo - Đại học Huế cho biết, đẩy mạnh việc giáo dục văn hóa khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ cấp trung học, giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp từ sớm. Điều này giúp các em có nền tảng vững chắc khi bước vào Đại học, giảm áp lực và tăng cơ hội chọn lựa đa dạng. Tại cấp Đại học, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp tập trung vào 99 những hoạt động chuyên sâu, trang bị cho sinh viên năng lực khởi nghiệp một cách hiệu quả hơn.
Cần thiết lập một khung chính sách riêng biệt về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo dành cho các nhà khoa học và viên chức trong cơ sở giáo dục đại học. Một ví dụ điển hình có thể là việc cho phép viên chức tham gia hoạt động điều hành doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng sáng tạo và chuyển giao tri thức từ nghiên cứu vào thực tế, PGS. TS. Lê Anh Phương nói.
Mặc dù hoạt động ươm tạo khởi nghiệp không mang lại nguồn thu ngắn hạn cho cơ sở giáo dục đại học và đồng thời mang theo mức độ rủi ro cao nhưng đây là một bước quan trọng để thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo trong môi trường Đại học. Hiện nay, khi các đơn vị giáo dục đang chuyển hướng đến tự chủ, Chính phủ cần đầu tư vào cơ sở vật chất, hạ tầng và nguồn lực cần thiết để thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động ươm tạo khởi nghiệp. Điều này sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các ý tưởng mới và doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời thúc đẩy sự liên kết giữa giáo dục và doanh nghiệp.
Sớm ban hành bộ tiêu chí đánh giá Đại học đổi mới sáng tạo. Hỗ trợ xây dựng một hệ thống theo dõi và đánh giá hiệu suất của các hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học, dựa vào các chỉ số này để điều chỉnh và tối ưu hóa các chương trình và hoạt động, PGS. TS. Lê Anh Phương khẳng định.
>>Tập huấn khởi nghiệp sáng tạo tác động xã hội
ThS. Nguyễn Văn Vũ An, Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp, Trường Đại học Trà Vinh cho rằng, các trường Đại học cần thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở sinh viên ngoài những kiến thức cơ bản mà sinh viên nhận được trong các chương trình học chính khóa. Trên thực tế, sinh viên là một phần của nguồn nhân lực chất lượng cao, có 137 thể trở thành gốc rễ của sự phát triển của quốc gia.
Để xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên, các trường Đại học, Cao đẳng cần xây dựng các mô hình cho sinh viên để thể hiện sự sáng tạo hoặc đổi mới của mình ngoài những lý thuyết mà họ nhận được hoặc các chương trình đào tạo chính khóa. Tinh thần khởi nghiệp xuất phát từ thái độ và hành vi khởi nghiệp, thể hiện qua bản tính, tư duy và phẩm chất của con người, đóng vai trò quyết định biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực trong thế giới thực, ThS. Nguyễn Văn Vũ An nhận định.
Hiện các trường đại học đóng vai trò tiên phong trong việc thực hiện sứ mệnh thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua việc cung cấp cho xã hội những nhân lực được trang bị tư duy và kỹ năng cần thiết cùng các kết quả nghiên cứu mang tính ứng dụng. Các trường đại học tại Việt Nam đã bắt đầu chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên nguồn khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, đây là đội ngũ giảng viên đến từ các khoa quản trị kinh doanh, đổi mới sáng tạo của nhà trường hoặc các khoa về kinh doanh, công nghệ của nhà trường.
Có thể bạn quan tâm