Mục sở thị “cây tỷ đô” giữa rừng thiêng nước độc

Phạm Hưởng 18/09/2018 11:02

Từ khi cây sâm Ngọc Linh được phát hiện, biết đến nhiều người con ở vùng đất Tây Nguyên hay các du khách vẫn hiếm có cơ hội để “mục sở thị” loài sâm quý hiếm này.

Chẳng thế mà mới đây (ngày 5/9), trong chuyến công tác tại tỉnh Kon Tum, đích thân Thủ tướng Chính phủ cũng đã lên  đỉnh núi Ngọc Linh để tường tận công tác bảo tồn nguồn gen, sự sinh trưởng và phát triển của cây sâm Ngọc Linh.

Thủ tướng đã gọi cây sâm Ngọc Linh là “quốc bảo”, vì là “quốc bảo” nên khu vực này được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, bất luận đó là ai nếu không có sự cho phép của UBND tỉnh Kon Tum và Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum – đơn vị trực tiếp khoanh nuôi, bảo vệ.

Hơn 20 năm qua,sâm Ngọc Linh được sự can thiệp bàn tay của con người trước mối nguy cạn kiệt nguồn gen, nhưng khách lạ khó có thể thâm nhập để mục sở thị và chúng vẫn ẩn mình nơi rừng thiêng nước độc.

1.Sâm Ngọc Linh phải được trồng dưới tán rừng nguyên sinh với độ che phủ từ 80 - 90%

Sâm Ngọc Linh phải được trồng dưới tán rừng nguyên sinh với độ che phủ từ 80 - 90%

Trong hai ngày 16-17/9,  PV Báo Diễn đàn Doanh nghiệp đã vượt hơn 120 km từ TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum với hành trình đầy gian truân, băng rừng lội suối để đến cổng trời Ngọc Linh tại xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) -  nơi loài sâm Ngọc Linh đang ẩn mình dưới những tán rừng nguyên sinh bạt ngàn.

Vườn sâm trồng từ năm 2008 được cắm biển đánh dấu phân biệt

Vườn sâm trồng từ năm 2008 được cắm biển đánh dấu phân biệt

Ở cao điểm 2.200 m, muôn thú khó có thể sống sót vì lạnh giá và sương mù bao phủ thì loài sâm Ngọc Linh lại có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất (đỉnh Ngọc Linh là thánh địa sâm Ngọc Linh ẩn trú).

Vào thời điểm từ giữa tháng 8 – 9 (dương lịch), là giai đoạn cây sâm Ngọc Linh ngủ đông. Chu kỳ ngủ đông kéo dài khoảng 4 -5 tháng nên cây hoa sâm, thân và lá được thu hoạch trước khi vào chu kỳ ngủ đông, vì vậy để ngắm được sâm Ngọc Linh vào thời gian này là rất khó, cả một khu vực sâm rộng lớn chỉ còn họa may một vài cây còn có thân,lá và bông. Những củ sâm nằm dưới mặt đất chỉ 5 – 10cm, bị bao phủ bởi một lớp thảm thực vật dày đặc.

4.Cận cảnh trại sâm giống với hàng triệu cây, mỗi cây sâm con giống có giá từ 300 - 400 ngàn đồng

Cận cảnh trại sâm giống với hàng triệu cây, mỗi cây sâm con giống có giá từ 300 - 400 ngàn đồng

Để mục sở thị vườn sâm, chúng tôi đã gặp những thử thách không nhỏ là bước lên những bậc thang đầu gối người vượt mặt và có sự giám sát của chủ đơn vị, người lao động.

9.Muốn mục sở thị các vườn sâm Ngọc Linh chúng tôi phải bước lên những bậc thang đầu gối vượt đầu

Muốn mục sở thị các vườn sâm Ngọc Linh chúng tôi phải bước lên những bậc thang đầu gối vượt đầu

Ông Trần Hoàn  - Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum tiết lộ: Trải dài, bao trùm đỉnh núi Ngọc Linh có khoảng 500ha, có vị trí được trồng tập trung và phân tán, tùy theo địa hình, nếu trồng vị trí quá bằng phẳng cây sâm khó phát triển.

8.Để bảo vệ hoa sâm Ngọc Linh, chủ vườn phải làm những quả bong bóng nhựa để chụp lấy hoa đợi hoa già sẽ lấy hạt gieo trồng bảo tồn gen

Để bảo vệ hoa sâm Ngọc Linh, chủ vườn phải làm những quả bong bóng nhựa để chụp lấy hoa đợi hoa già sẽ lấy hạt gieo trồng bảo tồn gen

Diện tích 500 ha đó là thành quả của sự liên kết với 300 hộ dân và UBND tỉnh Kon Tum thông qua Công ty cổ phần sâm Ngọc Linh Kon Tum đã rót kinh phí mua giống cấp phát cho người dân với mục đích đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo.

Một nhân viên của vườn sâm đang gài bẫy tiêu diệt những chú chuột ham mê món sâm Ngọc Linh

Một nhân viên của vườn sâm đang gài bẫy tiêu diệt những chú chuột ham mê món sâm Ngọc Linh

Mỗi năm như vậy khoảng 50.000 cây giống được cấp phát cho các hộ dân nằm trong vùng đã được công bố chỉ dẫn địa lý để trồng kết hợp bảo vệ rừng. Ông Hoàn bảo, sâm Ngọc Linh mà không có rừng thì vứt đi, nên công tác bảo vệ rừng phải đặt lên hàng đầu.

6.Cây sâm Ngọc Linh duy nhất còn nguyên thân, lá và bông còn các cây khác đã đi ngủ đông

Cây sâm Ngọc Linh duy nhất còn nguyên thân, lá và bông còn các cây khác đã đi ngủ đông

Cây sâm Ngọc Linh là loài cây đặc hữu nên có giá trị kinh tế rất cao, mỗi kg sâm củ giá trên 100 triệu đồng, đối với thân lá thu lượm được cũng khoảng 35 triệu đồng/kg. Để biến “quốc bảo” thành “quốc kế dân sinh”, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo trước mắt phải giúp người dân trong vùng thánh địa Ngọc Linh phải sớm thoát nghèo từ cây sâm. Sau đó, tiến tới thương mại hóa các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh để đáp ứng tiêu dùng của khách hàng trong nước và quốc tế nhưng tuyệt đối phải giữ được thương hiệu, bảo tồn gen, tránh di thực và hiện tượng lai tạp.

7.Vườn sâm Ngọc Linh do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trồng vào ngày 5.9.2018

Vườn sâm Ngọc Linh do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trồng vào ngày 5/9/2018

Đặc biệt, sâm Ngọc Linh là món ăn khoái khẩu của loài chuột rừng và để bảo vệ sâm, tránh sự phá hoại của những chú chuột, những chủ vườn sâm phải đặt rất nhiều cái bẫy làm thủ công gài quanh những luống sâm.

Hoa của sâm Ngọc Linh cũng là mồi ngon của nhiều loài côn trùng, sâu bọ nên chủ vườn cũng sáng tạo ra các quả bong bóng nhựa, chọc những lỗ thủ li ti để côn trùng không tấn công, vừa đủ ánh sáng quang hợp để hoa sinh trưởng bình thường theo tự nhiên.  

Phạm Hưởng