Thông điệp cuộc sống qua tranh nghệ thuật Mosaic gốm
Tranh mosaic gốm hay còn gọi là tranh ghép gốm giúp kiến trúc không gian trở nên đa dạng hơn, màu sắc gần gũi, thể hiện rõ nét thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và văn hóa Việt Nam.
Quy trình chế tác một bức tranh ghép gốm rất công phu, cần một khoảng thời gian dài, tùy thuộc vào kích thước của bức tranh. Và đặc biệt là sự kiên nhẫn, tỉ mỉ của các nghệ nhân.
Từ việc phát thảo ý tưởng, in ấn mẫu, đến công đoạn chế tác, chắp ghép những mảnh gốm, chọn tông màu, độ màu, các nghệ nhân sẽ tạo hình, cắt tỉa các mảnh gốm phù hợp với họa tiết trong tranh. Các mảnh gốm có kích thước khoảng 0,5cm đến 2cm.
Thông thường một bức tranh có thể từ vài trăm mảnh gốm hoặc lên đến vài chục ngàn mảnh gốm ghép lại. Không có mảnh gốm nào giống nhau hoàn toàn về hình dạng và màu sắc, nhưng tất cả sau khi ghép, làm nên một bức tranh hoàn chỉnh và tuyệt đẹp.
Quy trình chế tác tranh ghép gốm là quy trình sáng tạo hai lần: lần thứ nhất họa sĩ thực hiện bức tranh mẫu và sau đó được kiểm tra từng chi tiết cẩn thận hoàn chỉnh; sau đó, nghệ nhân chuyển thể lại bức tranh với đầy đủ chi tiết, màu sắc bằng gốm. Mỗi một mảnh gốm do nghệ nhân cắt ra, đặt vào tranh có thể xem như một nhát cọ của họa sĩ. Màu sắc mỗi viên gốm phải đảm bảo chính xác và được lò nung ở nhiệt độ trên 1.200 độ C trước khi thực hiện thao tác ghép gốm.
Những bức tranh ghép gốm được hình thành từ đất, nước, lửa và sự nhiệt huyết, say mê trong trái tim của người nghệ nhân. Đặc biệt, mầu men chấm thủ công luôn được chăm chút tỉ mỉ và nung ở nhiệt độ cao đã cho ra những tác phẩm tuyệt đẹp. Các tác phẩm đạt tới tận cùng của cảm xúc thể hiện mọi điều hiện hữu trong đời sống con người. Đó có thể là những bức tranh thấm đượm hồn quê Việt Nam, những công trình giàu tính nhân văn, hay thể hiện những khát vọng, hoài bão của con người.
Ngày nay, nghệ thuật Mosaic đã lan toả khắp mọi nơi, ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực, nhưng đắc dụng nhất là trang trí nội ngoại thất kiến trúc. Những đặc tính nổi trội của Mosaic gốm như gam màu rộng, bền vững theo thời gian, Mosaic gốm dần thay thế những bề mặt rộng của mặt đứng kiến trúc, tạo thành những bức tranh tường lớn trong đô thị, biến những tấm ngăn nội thất bằng bê tông phủ sơn tổng hợp đơn màu thành những tấm ngăn trong nhẹ, lung linh với ánh sáng đa màu, … Đó cũng là cách gốm mosaic kể cho chúng ta nghe các câu chuyện đầy thi vị về cuộc sống.
Năm 2019 là năm đánh dấu sự khởi sắc của loại hình nghệ thuật mosaic tại Việt Nam khi công trình nhà mẫu mosaic gốm của Công ty Cổ phần Gốm sứ Quang Minh được công nhận là nhà ghép gốm lớn nhất Việt Nam do Hội Kỷ Lục Gia Việt Nam công nhận.
Một số hình ảnh tranh nghệ thuật Mosaic gốm: